2012/03/31

Tiến sĩ Alan Phan: ’Mác thành đạt đang bị lạm phát’

Alan Phan, một doanh nhân Việt kiều, vừa có bài viết chia sẻ về việc mác thành đạt bị "lạm phát" gần đây. Theo ông, người trẻ cần quên đi danh từ, nhớ đến thực chất trên con đường kiếm tìm tiêu chí để là người thành đạt.



Tiến sĩ Alan Phan hiện chủ yếu kinh doanh tại thị trường Đông Á trong lĩnh vực đầu tư.

"Thành công là đạt được những gì mình mong muốn. Hạnh phúc là muốn những gì mình đạt được" (Dale Carnegie). Gần đây, tôi hay "bị" gán cho cái mác "doanh nhân thành đạt", rồi có người còn gọi là "tỷ phú" dù tôi nói rõ chỉ là tỷ phú tiền đồng.

Khi một từ ngữ nào bị lạm dụng, tôi thường dị ứng lạ thường. "Thành đạt", "đỉnh cao", "đại gia"… một ngày rồi "phá sản", "tội phạm", "siêu lừa"… một ngày khác. Biển dâu của ngôn ngữ còn sống động hơn những đổi thay trong thực tại.

Vài bạn trẻ gửi thư mong tôi chỉ cho bí quyết trở thành một doanh nhân thành đạt, càng nhiều đường tắt càng tốt! Khi hỏi lại là họ nghĩ một doanh nhân thành đạt phải ra sao, tất cả đều cho rằng phải có tiền thật nhiều để tiêu xài thoả thích, phải được xã hội trọng vọng kính nể, phải có quyền lực qua quan hệ, phải có cả núi "đồ chơi": chân dài, siêu xe, tiệc tùng, hàng hiệu…

Tôi thường trả lời là các bạn có một góc nhìn, dù khá phổ biến ở đây hiện nay, nhưng rất sai lạc khi đối diện với thực tế. Cái giá phải trả cho những "ước muốn" trên có lẽ các bạn sẽ không bao giờ muốn trả, trừ khi bạn sinh ra là cậu ấm cô chiêu trong nhà siêu quan.

Thêm vào đó, mác đại gia càng lớn thì càng nhiều ganh tỵ thù địch. Chỉ đọc và nghe những tin đồn hay vu khống về mình cũng mất hết ngày giờ. Sau 15 năm quản lý một công ty đại chúng ở Mỹ, tôi nghĩ là mình đã quá quen với những thị phi, bịa đặt của các diễn đàn trên net. Nhưng những tấn công cá nhân gần đây khi tôi được mạng truyền thông "bơm" lên làm mình phải tính đến chuyện tịnh khẩu để có chữ bình an!

Tôi luôn nghĩ là một người khi vượt khỏi những nhu cầu thúc hối về cơm áo và có chút tự do, giá trị đẳng cấp của họ phải được định lượng trên sáu khía cạnh để được tạm gọi thành đạt: sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, xã hội, tiền bạc và tâm linh. Theo 6 tiêu chuẩn này thì chắc chắn cá nhân tôi không phải là người thành đạt, ngay cả trong vài chục năm tới khi tôi gần xuống lỗ.

Tôi nghĩ mọi người phải làm một chuẩn lượng riêng cho mình: sức khoẻ của bạn có kham nổi một chương trình làm việc liên tục 16 giờ mỗi ngày, những chuyến bay liên lục địa năm bảy lần mỗi tháng? Tinh thần của bạn có mất đi cái bén nhạy của phán đoán khi bị vây bủa bởi áp lực, và ý chí sắt đá vẫn tràn đầy khi sự nghiệp đứng bên vực thẳm?

Về trí tuệ, bạn có cập nhật kiến thức, tìm tòi nghiên cứu mỗi ngày? Bạn có thường xuyên đặt câu hỏi cho mọi biện luận và sẵn sàng quên đi tự ái sĩ diện nếu mình sai? Với gia đình – xã hội, bạn có lo lắng và "cho đi" đầy đủ cho mọi người thân với một tình thương không điều kiện? Kính nể và tôn trọng những người kém may mắn, chân thành và trân trọng người đang thua thiệt?

Về tiền bạc, yếu tố chính mà mọi người dùng để tôn vinh các đại gia, thì bạn có nhiều như một đại gia với tuyên bố "tiền của tôi ăn ba hay sáu đời cũng không hết"? Có thể không nhiều như vậy, nhưng phải đủ để một cơn bão tài chính hay một quyết định sai lầm của nhân viên, hay một thay đổi xã hội không làm tài sản tạo dựng bao năm qua biến mất.

Nếu bạn chưa hội đủ năm yếu tố trên về "thành đạt", thì vẫn còn chút hy vọng về yếu tố sau cùng: cái con người bên trong. Trong con người "không thành đạt" của tôi, một điều luôn làm tôi hạnh phúc: tâm linh bình an và giác ngộ. Tôi học cách tha thứ cho mình, cho người; tôi không ghen tỵ giận hờn với ai hay với hoàn cảnh nào. Tôi biết ơn và biết yêu thương trân trọng từng niềm vui nho nhỏ đến với đời sống mỗi ngày.

Tôi luôn luôn hưng phấn mỗi khi đi ngủ nếu tôi vượt qua các thành tựu của ngày hôm trước. Nó xác định là tôi đang tiến bộ trên chuyến phiêu lưu của đời sống và đây là động lực thúc đẩy tôi mạnh bước. Cái đích thành đạt có lẽ không bao giờ đến, nhưng có phải các triết gia đã khuyên ta mục tiêu "không phải là điểm đến mà là cuộc lữ hành".

Dĩ nhiên đó là với cá nhân tôi. Còn những doanh nhân thành đạt khác thì sao? Cái mác thành đạt không phải mất tiền mua, và người sử dụng cũng không phải đóng thuế, nên sự lạm phát danh từ này cũng là điều dễ hiểu. Tôi chỉ nghĩ các bạn trẻ đang muốn làm người thành đạt nên quên đi danh từ và nhớ đến cái thực chất.

Kịch tác gia George Burns đã chia sẻ: "Tôi thực sự nghĩ rằng thất bại khi làm điều mình yêu thích tốt hơn là thành công với điều mình khinh ghét.

2012/03/23

Cô hai này cần rượu!


Phức tạp như... phụ nữ Việt Nam
Tôi là một “thể loại” vô cùng phức tạp. Và tôi dám khẳng định những cô nàng thông minh một tí, nhan sắc một tí, cá tính một tí, biết cử xử, hành động, nói năng đúng mực đều phức tạp y như tôi.
Bạn đừng vội nói tôi vơ đũa cả nắm khi chưa đọc hết bài viết của tôi nhé.
Tôi thích lấy một anh chồng giàu. Tất nhiên, ai cũng thích như tôi. Và cứ cho là sau cái chữ “Giàu” ấy chưa có chữ “Nhưng” nhé.
Sở thích của tôi bắt nguồn từ không phải do nhu cầu của bản thân tôi mà vì nhu cầu của người khác – bố mẹ tôi, họ hàng tôi và những người phụ nữ đã lấy chồng không giàu khác là bạn của tôi. Tôi biết kiếm tiền, tôi có thể tự lo cho bản thân một cách đầy đủ đến hết đời và giả sử tôi có muốn làm một bà mẹ đơn thân thì tôi vẫn tự tin lo được cho con tôi bởi tôi cũng đã từng thực hiện những nghĩa vụ “chị nuôi” rất hoàn hảo.
Hơn thế nữa, để khách quan chút thì tôi cho ý kiến của bạn bè tôi, ai cũng bảo, tôi giỏi và giỏi như thế chắc chẳng cần lấy chồng đâu. Vậy nên, tôi mới nói tôi muốn lấy chồng giàu vì “nhu-cầu-của-người-khác”. Bạn sẽ hỏi tại sao? Vâng, tại vì lấy chồng giàu thì oai lắm. Bố mẹ tôi oai, họ hàng ca tụng và mấy chị gái có chồng không giàu ngưỡng mộ tôi. Chẳng phải người ta vẫn gọi những người giàu là đại gia sao? Mà đại gia thì chỉ thích yêu và lấy chân dài, người đẹp mà thôi. Tôi tài giỏi rồi, tôi lại lấy được chồng giàu chứng tỏ tôi cũng thuộc hàng xinh đẹp chứ. Xinh đẹp và tài giỏi, đáng tự hào thế còn gì?
Tôi thích yêu một anh chàng trẻ trung, hài hước, lãng mạn và biết quan tâm tới tôi bằng những điều nhỏ nhặt. Đi chơi với anh chàng đó rất thoải mái, nói chuyện với anh chàng đó cả ngày không biết chán và yêu anh chàng đó tôi chỉ muốn thời gian ngừng lại. Sau những giờ căng thẳng với công việc, lựa chọn một anh chàng như thế là rất phù hợp và đảm bảo được cho cái cô nàng ngang bướng, cá tính trong tôi dịu dàng, sống thật với mình hơn.
Nhưng, những anh chàng đó chẳng bao giờ giàu có. Và ngược lại, những anh giàu có lại cũng không có được những phẩm chất tôi mong muốn ở trên. (Bạn lưu ý, tôi nói là những chứ không phải là tất cả nhé. Một số người hoàn hảo thì tôi biết là tôi không mơ tới rồi).
Thực tế. Tôi đã gặp những anh chàng giàu có có thể lấy làm chồng. Nhưng tôi không thể yêu họ. Không thể yêu với sự bao dung, rộng lượng. Không thể yêu với sự chờ đợi và cứ chạy theo chân người ta. Tôi cần được nâng niu, trân trọng và theo đuổi.
Tôi cũng đã yêu những anh chàng trẻ trung, hài hước. Yêu rất thật và luôn yêu như chưa yêu lần nào. Nhưng tôi lại không thể lấy anh chàng đó. Không phải tôi sợ bố mẹ tôi không được oai. Cũng không hẳn tôi lo hàng xóm hạ thấp cái sự tài giỏi của tôi “con gái tài tới mấy mà không kiếm được thằng chồng giàu thì cũng vứt”. Và càng không vì mấy bà chị sau này sẽ đay nghiến tôi “Chị đã bảo rồi mà không nghe, không lấy chồng giàu thì đừng có kêu than nữa”.
Mà chỉ vì tôi sợ.
Tôi sợ tôi sẽ thay đổi khi cuộc sống cơm áo, gạo tiền, con cái nheo nhóc khiến tôi thay tính đổi nết trở thành bà vợ quá quoắt. Tôi sợ chồng tôi không bằng tôi (không kiếm tiền giỏi bằng tôi) sẽ bị tôi đay nghiến hoặc anh sẽ tủi thân mà cũng trở nên thay đổi và tự ti: “Phải, cô tài giỏi, cô tháo vát, cô lo cho cả cái gia đình này nên cô không coi tôi ra gì” …Tôi sợ, nếu anh chồng trẻ trung, hài hước của tôi thành đạt như mong đợi của tôi, anh ấy sẽ muốn có một cô nhân tình bé nhỏ yêu chiều anh ấy hơn cô vợ già xấu xí đã cùng anh đồng cam cộng khổ thưở hàn vi. Tôi sợ, một ngày, chúng tôi đường ai nấy đi và người ta nhìn vào tôi mà xỉ vả: “Đấy, tình yêu đấy. Lấy người mình yêu nhưng rồi cũng có sống với nhau cả đời đâu. Làm gì còn cái thời “túp lều tranh, hai quả tim vàng” nữa đâu mà mơ mộng”.
Tôi cũng sợ khi lấy anh chồng giàu mà không có tình yêu. Một cô nàng cá tính sẽ chẳng bao giờ chấp nhận cuộc sống gia đình không tình yêu và tôi sợ tôi sẽ sống trong cảnh “đồng sàng dị mộng”. Càng sợ hơn, nếu lỡ tôi ngoại tình. Bởi tôi biết nói năng, cư xử đúng mực nên tôi sợ lắm khi phải “há miệng mắc quai” và bị những người xung quanh xỉ vả. Tôi lại sợ, một ngày chúng tôi ra tòa, đau đầu vì phân chia tài sản, tôi sẽ hối hận về quyết định của mình …
Tôi lại càng không thể không lấy chồng vì tôi là phụ nữ Việt Nam.
À, có lẽ không phải phụ nữ Việt Nam phức tạp mà cuộc sống ở Việt Nam quá phức tạp!
Hàn Nguyệt
Cô hai này cần rượu. Vì sao?

 Chỉ đơn giản là cô ấy cần dũng khí để "chọn lựa"! Cô ta đang sợ hãi với tương lai!
Tương lai!! Nó ko chỉ là 1 bản kế hoạch, ko thể nào là vài dòng "mục tiêu sống". Tương lai sở dĩ là "Tương lai" vì nó là ko thể đoán trước! Tương lai nếu có thể đoán trước thì nó ko còn là tương lai nữa.

Tôi, là con đại gia nên tương lai tôi sẽ làm chủ doanh nghiệp, sẽ "đứng trên đỉnh" và nhìn xuống chúng sinh. Tôi sẽ mãi mãi ko thể có "vợ", con trai, con gái tôi chúng cũng sẽ giống như tôi! Tương lai của tôi chính là thế đó.
Tôi, là con nhà nghèo. Gia đình tôi có 5 người. Ba mẹ tôi, bà tôi, tôi, và em gái, chúng tôi sống trong "ngôi nhà" 6x3x3 mét. Tôi cần phải vương lên! Phải thoát khỏi kiếp nghèo này! Và tương lai tôi sẽ như thế này: "làm cả đời!"
............
Tương lai là ko thể đoán trước! Nó hư vô mờ mịt, nó mềm yếu, xốp giòn. Một chạm, liền tan vỡ!
Nhưng, 1 người khi đã đánh mất "tương lai", họ đã ko còn là người! Có người nói với tôi: "Thù phá hủy sự nghiệp còn lớn hơn thù giết cha!" Bạn ko tin, bạn có thể thử!

Tương lai của người phụ nữ Châu Á, là ở phía sau lưng người chồng mình! Điểm này là do cá nhân tôi suy luận mà ra. Truyện china nói: "Đời người chính là 1 cuộc leo núi. Người đàn ông leo càng cao, thì nhìn càng xa, nắm bắt lực lượng càng nhìu, bạn gái càng quảng. Người đàn bà leo càng cao, càng lúc càng đẹp, càng giàu, nhưng tìm bạn trai lại càng khó. Biết vì sao ko? Vì đàn ông chỉ nhìn xuống, còn phụ nữ lại thích nhìn lên!"




Nên mới nói: cô hai trong bài viết phía trên là đang sợ hãi, sợ hãi tương lai ko như mong ước. Và liều thuốc duy nhất trong trường hợp này là "Liều". Cứ "liều lĩnh lựa chọn", rồi lại từ từ bồi đắp! Mọi việc liền như ý thôi!
Đơn giản chỉ có vậy!

//Bài viết này có điểm hơi lạc đề. Lười sửa!

2012/03/19

Tiềm lực đầy mâu thuẫn của quân đội Nhật


Cập nhật 19/03/2012 07:00:00 AM (GMT+7)

Trong tuần mà trận động đất và sóng thần tàn phá một phần rộng lớn phía đông bắc nước Nhật, có hơn 100.000 binh lính và phụ nữ đã tham gia vào các nỗ lực cứu hộ trên mặt đất.

Binh sĩ Nhật cõng một phụ nữ sau khi thảm họa sóng thần tràn qua nước Nhật vào tháng Ba năm ngoái

Chính phủ Nhật cho biết họ đã cứu sống 19.286 người. Con số này tương đương với số những người đã thiệt mạng hoặc mất tích do thảm họa kép gây ra.

Trong bản hiến pháp thời hậu chiến tranh thế giới II, Nhật Bản không được phép có các lực lượng quân đội tấn công.

Trong điều số 9 đã tuyên bố rõ: "Người dân Nhật phải vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh vì chủ quyền của đất nước và việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực làm các phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế"

Do đó, trong bản tuyên bố mục đích thành lập quân đội Nhật – được biết đến với tên gọi Lực lượng Phòng vệ (SDF) – đó là nhằm “bảo vệ hòa bình, độc lập và an ninh của nước Nhật”.

Họ đã gây ấn tượng mạnh mẽ sau khi các thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào tháng Ba năm ngoái.

“Tôi nhìn thấy xe tải của họ ngày hôm qua đã đi lên vùng đông bắc. Tôi muốn hét to rằng: “Chúc may mắn!” – một người dân đã nhắn tin trên mạng Twitter vào ngày 14/3/2011.

“Tôi đã suýt khóc khi nhìn thấy tấm hình của Lực lượng Phòng vệ” – một người khác nói. “Đội quân không tấn công thật tuyệt vời”.

Đó là hình ảnh mà chính quyền Nhật muốn tạo dựng về Lực lượng Phòng vệ - một đội quân thường trực đóng trong nước và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào cho các quốc gia khác.

Nhưng thực tế lại có một mẫu thuẫn. Theo như trong hiến pháp, SDF chỉ được “trang bị ở mức tối thiểu nhất đối với nhu cầu phòng vệ”. Nhưng theo Học viện Quốc tế về Nghiên cứu chiến lược, đây lại là đội quân có được nguồn tài chính đứng thứ 6 trên thế giới.

Mức ngân sách mà Nhật dành cho SPF chỉ là 1% GDP, nhưng với việc Nhật là nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới, thì một phần ngân sách “nhỏ” đó cũng lên tới 55,9 tỉ USD.

Binh sĩ Nhật cũng được huấn luyện ở trình độ rất cao, cùng với vũ khí tinh nhuệ.

Sức mạnh hải quân

“Chất lượng hoạt động của Lực lượng Phòng vệ trong các lĩnh vực như do thám, cứu viện thảm họa, dò phá mìn và tái thiết đều đạt chuẩn thế giới” – Phó giáo sư Ken Jimbo tại Đại học Keio nói.

Theo Giáo sư Christopher Hughes của Đại học Warwick, 2/3 ngân sách nhà nước dành cho các lực lượng trên mặt đất, phần còn lại chia đôi cho lực lượng hải quân và không quân.

‘Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính sách an ninh của Nhật đã thay đổi sang hướng tăng cường năng lực bảo vệ đất nước từ bên ngoài lãn thổ và và gửi quân ra các mặt trận bên ngoài” – ông Hughes nói.

“Họ phủ nhận các loại vũ khí uy lực nhất, do đó họ không có tiềm lực tấn công – chẳng hạn như các tên lửa đạn đạo – nhưng hải quân của Nhật lại là một trong những hạm đội đứng đầu thế giới, chỉ sau Mỹ”.

Tuy nhiên, tính chiến đấu của quân đội Nhật lại là một câu hỏi khác. Kể từ sau Thế chiến II, không có binh lính nào của Nhật tham gia vào một trận chiến thực sự.

Phó giáo sư Jimbo nói rằng tính sẵn sàng chiến đấu của Nhật còn phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công.

“Chẳng hạn, Lực lượng Phòng vệ có thể triển khai các hệ thống tên lửa phòng vệ chống lại các cuộc tấn công (giả định) bằng tên lửa của Triều Tiên hoặc các hoạt động có giới hạn trên mặt đất nhằm vào Nhật”.

“Nhưng nếu tình hình trở nên phức tạp hơn và với cường độ cao hơn thì liên minh Mỹ - Nhật phải can thiệp” – ông Jimbo nói.

Trong khuôn khổ Hiệp ước An ninh và Hợp tác lẫn nhau, Mỹ có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Nhật trong tình huống bị tấn công quân sự.

Đổi lại, Nhật sẽ cho phép quân Mỹ đồn trú – chủ yếu là tại Okinawa, và trả 2,3 tỉ USD cho Mỹ mỗi năm.

Sự thay đổi hoạt động của SDF trong nhiều năm có liên quan chặt chẽ tới chính sách của Mỹ. Chỉ mới 20 năm trước, họ vẫn còn không được phép triển khai quân ở nước ngoài.

Ngày nay, các binh sĩ Nhật có thể đến những nơi như Haiti để giúp người dân địa phương khắc phục sau động đất. Họ cũng đến Somali để bảo vệ tàu thuyền khỏi cướp biển và có thời gian ngắn triển khai quân tới Iraq theo yêu cầu trợ giúp của Mỹ.

Một binh sĩ cứu được một bé sau thảm họa sóng thần

Chính quyền đã thông qua một luật quan trọng cho phép triển khai quân ở nước ngoài trong một giới hạn nhất định – một động thái mà nhiều người cho rằng không hợp hiến.

Cuối cùng, gần 1400 lính thuộc Lực lượng Phòng vệ đã được gửi tới Iraq trong khoảng từ 2003-2009 để tham gia vào các công việc tái thiết.

Tướng Goro Matsumura cho biết: “90% thành viên trong đội của tôi chưa bao giờ triển khai quân ở nước ngoài”

“Trước khi đi, chúng tôi không hề biết chiến trường là như thế nào, do đó nhiều người đã bày tỏ lo ngại, nhưng khi chúng tôi tới đó và được chào đón, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn”. Với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ trải nghiệm cảm giác bị tấn công.

Tướng Matsumura nói rằng ông đã chịu áp lực vô hình để bảo toàn tính mạng của toàn đội.

“Chưa có một binh lính nào của Lực lượng Phòng vệ từng bị thương hoặc thiệt mạng khi làm nhiệm vụ, cho nên tôi cần được chuẩn bị tốt để không có tai nạn nào xảy ra tại Iraq”.

Phó giáo sư Narushige Michishita cho rằng việc gửi quân này là “một cử chỉ mang tính biểu tượng về mặt chính trị tới Mỹ và các quốc gia đồng minh khác hơn là một sự tham gia về mặt quân sự thực sự”.

Ông cũng nói về “quá trình học hỏi quan trọng” cho SDF nhưng nói thêm “vì quyền sử dụng vũ lực bị cấm, do đó tính chất đóng góp của họ cũng bị hạn chế”

Trong lúc lo ngại về việc Trung Quốc chi bạo tay cho quân sự và Mỹ trở lại khu vực, cuộc tranh luật quanh bản hiến pháp của Nhật lại nổ ra.

Một số nhà lập pháp của Nhật nói rằng hiến pháp nên có sự sửa đổi để Nhật tự do hành động hơn trên trường quốc tế.

“Thật ngớ ngẩn làm sao nếu cứ giữ mãi bản hiến pháp đã án ngữ quân đội của chúng ta suốt hơn 65 năm qua” – Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara nói. “Chúng ta nên thay đổi bản hiến pháp cũ và viết nên hiến pháp mới”.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư Jimbo lại nói rằng chỉ nên thay đổi rất ít các điều khoản này.

“Nhật nên giỡ bỏ các quy định như cấm tập trận Lực lượng Phòng vệ tập trung (nhằm bảo vệ các đồng minh khác)” – ông Jimbo nói.

“Chẳng hạn như tại Samawah [Iraq], quân đội Hà Lan, Anh và Úc đã chia sẻ trách nhiệm để trợ giúp cho Lực lượng Phòng vệ trong trường hợp khẩn cấp, nhưng ngược lại thì không được”.

Mặc dù vậy, công chúng hầu như không muốn thay đổi hiện trạng của SDF.

Do đó, những mâu thuẫn vẫn còn nguyên đối với đội quân hiện đại, được đầu tư rất mạnh nhưng lại chỉ được ở trong biên giới của nước mình.
Lê Thu (theo BBC)

2012/03/16

Đại chiêu: Em thích anh rồi, anh mua đi em giảm 50%!

Cái nầy liên quan đến "củ cà rốt".




//vài ngày nữa mới viết

Đại chiêu: đe dọa!

Bạn biết tại sao chúng ta tin Thần ko?

Là vì; Thần, họ vô cùng thần bí!
Lấy 2 chữ cuối: "thần bí"!
Vì cái sự "thần bí" mà biết bao nhiu người phục tùng những người khác. Vì "sự thần bí" mà biết bao nhiu anh/chị chịu nai lưng ra làm công, làm giàu giúp cho "người thần bí". Vì "thần bí" mà chúng ta sợ đánh nhau, sợ những thằng "đô con", đặc biệt là sợ gái ( hay còn gọi là "nhát gái).
Cái "sự thần bí" nó luôn tồn tại, 1 người có truy cầu, có mong ước, luôn nhìn lên,.. liền sợ càng nhìu! Điểm cao của dạng người này là sợ "sự nghiệp bị sụp đổ". Tôi ko nhớ mình đã xem ở đâu-của ai viết nhưng cũng xin chia sẽ cho các bạn coi chơi:
"Sự thần bí có thể giúp bạn làm vua, cũng có thể kéo chân bạn mãi mãi - để rồi sụp đổ đến tận gốc rễ."
 Vì cái sự "thần bí" nó đáng sợ đến thế, cho nên chúng ta có Đại chiêu: Đe dọa!

Đe dọa là: anh ko làm tốt, anh sẽ phải nghỉ việc!
Đe dọa là: 1 thằng choai choai nói với bạn: cho tao 10 ngàn đi xe buýt!
Đe dọa là: dì chỉ cho con thiếu tiền trọ thêm nữa tháng nữa thôi đó! Nhà dì đang khó khăn, con phải thông cảm cho dì!
Đe dọa là: Chúng ta chia tay đi!
Đe dọa là: anh đã phạm luật! Nếu ko hợp tác, chúng tôi có thể đưa anh về đồn. (chẳng nói phạm lỗi gì)
Đe dọa là: Công ty chúng con đang có dự án xây công trình công ích trên nhà của bác! Nên ngày mai bác lên Ủy ban phường làm thủ tục Đền bù - giải tỏa đất thổ cư. Bác đến sớm sẽ đc ưu tiên!
........
........
Đe dọa là: Cái format này có problem rất lớn! Chúng con cần thêm thời gian để chỉnh sửa. Bác hai thông cảm giùm con!!      ( đe dọa người ko biết chuyên môn)

Còn nhìu nhìu nữa. Kể ko hết đc!
Thế mới biết:
"Đe dọa" ở thời đại này nó ko còn là thứ dành riêng cho những thằng du côn nữa! "Đe dọa" lúc này trở thành 1 thứ nghệ thuật, và chúng ta, chính là nghệ sỹ!

Ngày xưa, những vì vua chúa, họ cũng dùng "đại chiêu: Đe dọa" này! Họ dọa những người khác bằng cách: mày theo tao đi khởi nghĩa, mày sẽ có cơm no áo mặc, con cái mày sẽ đc làm quan, vợ mày sẽ sống trong những ngôi nhà cực kỳ rộng lớn, người hầu có đến cả trăm! Thằng quan đó nó bắt con gái mày làm vợ lẻ, sau này mày làm quan, thằng đó sẽ quỳ liếm giày cho mày........ Tiến lên đi, vợ con chúng ta đang ở doanh trại sau lưng chúng ta. Tiến lên đi, giết chết bọn nó! Chỉ có giết hết bọn nó, vợ con chúng ta mới có thể an toàn, mới có thể tránh khỏi cái YY dơ bẩn của chúng nó!
........

// còn tiếp


2012/03/10

Phép thử dân chủ mang tên Ô Khảm

Nền dân chủ ở Ô Khảm liệu có phải là điều kiện để những phong trào chống tham nhũng và chống trưng thu ruộng đất vô lối ở Trung Quốc hy vọng vào một mặt bằng chính trị ở vị thế cao hơn, ít ra cũng trên phương diện hình thức?

Chuyện chưa từng có tiền lệ
Vào năm 2011, đã có những việc "lần đầu tiên" xảy ra ở Trung Quốc. Ô Khảm là một minh họa sống động như thế. Và năm nay - 2012, cũng hứa hẹn sẽ có thêm những "lần đầu tiên" tiếp theo diễn ra. Ô Khảm đã lại mở màn cho xu thế của những câu chuyện chưa từng có tiền lệ ở đất nước này.

Vào ngày 3/3/2012, một sự kiện lịch sử đã diễn ra tại ngôi làng nhỏ ở Quảng Đông: lần đầu tiên người dân Ô Khảm được chính tay mình và bằng chính tâm hồn mình bầu chọn người đứng đầu của mình. Người đứng đầu đó lại chính là một trong những người đã lãnh đạo thành công cuộc biểu tình chống trưng thu ruộng đất cách đây ba tháng.

Đã không có bất kỳ ứng cử viên nào được chính quyền Quảng Đông giới thiệu "đi cơ sở" ở Ô Khảm, cho dù toàn bộ truyền thống về công tác nhân sự lớn nhỏ từ trước tới nay đều phải bắt nguồn từ quan điểm "lấy quan làm gốc".

Sự việc hy hữu trên khiến người ta cứ ngỡ Ô Khảm là một đảo quốc trong thế giới lý tưởng của Voltaire - nơi mà tính bình quyền chỉ đến với mọi người khi người ta đã không còn chờ đón nó nữa.

Nhưng ở một khía cạnh khác, sự việc cũng trở nên khó xử không kém. Để giải quyết vấn đề tại ngôi làng có số dân chỉ chiếm 1/100.000 dân số Trung Quốc, nghe đâu vụ việc này đã phải đề đạt tới cấp thường vụ Bộ chính trị.

Một phép thử đang diễn ra trong chuyến tàu hoàng hôn. Không có Ô Khảm, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh cũng đã đủ "điên đầu" với làn sóng chống trưng thu đất đai nổi lên ở hầu hết 70 thành phố lớn của đại lục. Đó là hậu quả tất yếu từ năm 1990 đến nay, với 43% nông dân bị chính quyền trưng thu đất đai. Cách đây không lâu, một cuộc điều tra tại 17 tỉnh và khu vực do Đại học nhân dân Bắc Kinh tiến hành, được công bố trên báo 21st Century Business Herald, đã phát lộ: 12,7% nông dân bị trưng thu đất mà không được nhận bồi thường, 9,8% nông dân bị chính quyền quỵt tiền đền bù... Tại một số địa phương, đất trưng thu đã được các công ty bất động sản quốc doanh và tư nhân bán lại với giá trung bình cao gấp 40 lần so với giá đền bù.

Nhưng xung đột đất đai chỉ là một trong nhiều "diễn biến hòa bình" mà Bắc Kinh có đầy đủ lý do để quan ngại sâu sắc.


Lần đầu tiên người dân Ô Khảm được chính tay mình và bằng chính tâm hồn mình bầu chọn người đứng đầu của mình. Ảnh: AP 


Dân chủ tượng trưng và con dao hai lưỡi

Trong bối cảnh quá khó xử trên, Ô Khảm lại trở thành... chuyện nhỏ. Trước hết, theo cách so sánh truyền thống của người Trung Quốc, ngôi làng này là quá nhỏ so với tầm vóc của cả một quốc gia vĩ đại và có dân số lớn nhất thế giới. Thứ nữa, nếu có phải "thí điểm" một phép thử về trao quyền dân chủ cho Ô Khảm thì cũng không vì thế mà chính quyền trung ương sẽ đánh mất chính kiến về chính sách tập quyền của mình.

Một lần nữa, cũng như chiến dịch đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khu vực biển Đông vào tháng 7/2011, Bắc Kinh thấy cần phải làm một điều gì đó để ít ra cũng làm nguôi ngoai cái đầu nóng của những người nông dân bị đẩy vào tình thế bức bách. Ô Khảm dĩ nhiên là một ví dụ và một cơ hội tuyệt vời, để ít ra dân chúng cũng lần đầu tiên chấm điểm cho chính quyền về một hành động dân chủ mang tính thực chất.

Song trong thực tế, nếu Ô Khảm trở thành một tiêu điểm về thực chất dân chủ và là địa phương đầu tiên có đủ lý do để tiếp nhận một sự nhượng bộ từ chính quyền trung ương, thì kỳ vọng của Bắc Kinh về việc sẽ không xảy ra thêm những Ô Khảm khác lại là điều kiện để những phong trào chống tham nhũng và chống trưng thu ruộng đất vô lối ở Trung Quốc hy vọng vào một mặt bằng chính trị ở vị thế cao hơn, ít ra cũng trên phương diện hình thức.

Mặt khác, không phải bất kỳ ai trong giới lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh cũng đều quay lưng với Ô Khảm. Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một gương mặt được người dân kỳ vọng ở thái độ dân chủ không phải bằng lối phát ngôn sáo rỗng. Đã không phải một lần, vị thủ tướng này tỏ ra ưu ái đến dân chúng, đến những người bị thu hồi đất và bị mất đất, bắt đầu từ nhận định "sự oán ghét của dân chúng", cho đến gần đây nhất là bênh vực quyền sở hữu đất đai của người dân.

Tiếng nói của Ôn Gia Bảo vì thế đã tỏ ra có đôi chút trọng lượng và phần nào có sức lan tỏa, dù đây lại là vị thủ tướng sắp mãn nhiệm. Nhưng trong cái nhìn cởi mở hơn, dù sao đó cũng là tiếng nói hiếm hoi xuất hiện trong giới quan chức sắp về hưu - một hiện tượng không dễ kiếm tìm trong cơ chế xã hội được coi là khép kín.

Không khí xung đột đất đai ở Trung Quốc cũng vì thế mà có cơ may lắng dịu lại đôi chút, lồng trong bầu không khí chuẩn bị cho đại hội đảng lần thứ 18 của Bộ chính trị.

Có lẽ tất cả sẽ chỉ thay đổi đáng kể vào một thời điểm nào đó, khi Ô Khảm không còn được xem là "lần đầu tiên", mà đã trở thành một tiền lệ cho các tiền lệ khác.

TheoViết Lê Quân
Vietnamnet