2012/04/26

Ưu và nhược điểm của quỹ đầu tư bất động sản

THỨ HAI, 21 THÁNG 2 2011 13:24 VNECONOMY

Những thay đổi về mặt pháp lý như Nghị định 71, Thông tư 13... đang tạo nên những sức ép không nhỏ đối với chủ đầu tư trong việc huy động vốn cho phát triển các dự án bất động sản.

Một trong những giải pháp được nhiều người quan tâm hiện nay là mô hình các quỹ đầu tư bất động sản.

Trong thực tế, các quỹ đầu tư bất động sản hoạt động tại Việt Nam hiện nay đều là các quỹ nước ngoài, như VNL của Vinacapital, VPF của Dragon Capital, ILH- ILH2 và ILH3 của Indochina Capital, VPH của Saigon Asset Management…



Cho đến cuối năm 2010, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam, chứng tỏ hấp lực của thị trường còn lớn. Tuy nhiên, do thiếu khung pháp lý cần thiết, cho đến giờ vẫn chưa có quỹ đầu tư bất động sản nào của Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tài chính hiện đang chuẩn bị ban hành quy định hướng dẫn cho việc huy động vốn, thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý quỹ đầu tư bất động sản.

Hình thức quỹ đầu tư bất động sản (Real Estate Investment Trust - REIT) cho phép nhà đầu tư thay vì trực tiếp mua nhà-đất, có thể mua chứng chỉ quỹ phát hành, sau đó ủy quyền quản lý cho ban giám đốc quỹ. Hoạt động chủ yếu của quỹ là mua bán, tham gia quản lý các sản phẩm bất động sản, góp vốn vào việc phát triển dự án, hoặc đầu tư vào các công ty bất động sản.

Theo dự thảo quy định, quỹ đầu tư bất động sản sẽ được tổ chức dưới dạng hợp đồng hoặc công ty cổ phần, chia làm hai loại là quỹ đại chúng (quỹ mở) và quỹ thành viên (quỹ đóng). Quỹ đóng bị giới hạn số cổ phần phát hành, chứng chỉ quỹ được niêm yết tại thị trường chứng khoán và được mua bán tại mức giá do thị trường quyết định. Trong khi đó, quỹ mở được phép phát hành thêm cổ phần, và nhà đầu tư có thể định kì bán lại cổ phiếu cho công ty quản lí quỹ tại giá trị tài sản ròng trên một cổ phần (NAV per share).

Với ý nghĩa là một nguồn cung vốn mới trong điều kiện nguồn vốn huy động từ ngân hàng và khách hàng bị thắt chặt, sự ra đời của các REIT chắc chắn sẽ là tin vui đối với các doanh nghiệp bất động sản. Nhưng còn đối với các nhà đầu tư, giữa nhiều hình thức đầu tư bất động sản khác nhau để lựa chọn, việc họ sẽ đón nhận các REIT này như thế nào có lẽ vẫn còn nhiều điều phải bàn.

Một nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường bất động sản có khá nhiều lựa chọn: trực tiếp mua bán bất động sản, mua trái phiếu bất động sản, đầu tư vào cổ phiếu của công ty bất động sản, hoặc mua chứng chỉ quỹ bất động sản (cả REIT của Việt Nam và nước ngoài)…

Trước đây, trái phiếu bất động sản có thể được phát hành kèm theo quyền mua căn hộ nên khá hấp dẫn, điển hình như Sacomreal (SCR) đã hai lần phát hành thành công 850 tỷ đồng trái phiếu kèm quyền ưu tiên mua căn hộ với chính sách giảm giá từ 5-8%. Nhưng từ sau Nghị định 71, hình thức này không còn hợp lệ: người mua trái phiếu bất động sản chỉ được nhận tiền lãi và gốc như trái phiếu thông thường.

Còn nếu so với việc đầu tư trực tiếp vào bất động sản, đầu tư vào REIT có ưu điểm hơn ở chỗ REIT có đội ngũ quản lí chuyên nghiệp, cấu trúc cho phép có thể huy động đủ vốn để đầu tư vào các dự án có qui mô lớn, cũng như đầu tư đa dạng vào nhiều loại hình sản phẩm, nhiều vị trí khác nhau giúp giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tư nhỏ lẻ dù có số vốn không lớn vẫn có thể tham gia gián tiếp vào thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, nhược điểm của REIT so với đầu tư trực tiếp là mất phí quản lí, nhà đầu tư không được trực tiếp ra quyết định và hiệu quả đầu tư của Ban giám đốc quỹ chưa chắc đã tốt hơn. Trong năm 2010, trong khi "NAV per share" quỹ VNL của Vinacapital tăng 4,5%, quỹ VPH của Saigon Asset Management tăng 2,4% thì "NAV per share" quỹ VPF của Dragon Capital lại giảm tới 7,1%.

Nhà đầu tư sẽ phân vân lớn nhất giữa việc lựa chọn REIT hay cổ phiếu của công ty bất động sản vì có nhiều điểm chung giữa hai hình thức đầu tư này. Điểm hấp dẫn nổi bật của REIT so với các cổ phiếu bất động sản chính là ở tỉ lệ chi trả cổ tức cao. Các quỹ REIT thường được ưu đãi về thuế (ở nước ngoài thông thường được miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp) nhưng lại phải trả phần lớn (khoảng 90%) lợi nhuận cho cổ đông dưới dạng cổ tức.

Như vậy, nhà đầu tư vào REIT sẽ có mức thu nhập theo sát với thực tế hoạt động của quỹ chứ không phải trông chờ vào quyết định phân phối lợi nhuận hàng năm của ban giám đốc các công ty bất động sản. Nói cách khác, do cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động khá đơn giản, tính minh bạch của REIT được đánh giá là cao hơn so với các công ty thông thường.

Ngoài ra, đầu tư vào REIT cũng tương đối an toàn hơn so với đầu tư vào cổ phiếu bất động sản.

Thứ nhất, do nguồn vốn huy động lớn, REIT có thể đầu tư đa dạng hơn so với một công ty bất động sản, đầu tư vào nhiều công ty khác nhau, nhiều công trình ở những địa điểm khác nhau. Thứ hai, ngay cả khi so với việc phân tán rủi ro bằng cách mua nhiều loại cổ phiếu bất động sản khác nhau, đầu tư vào REIT vẫn an toàn hơn ở chỗ: do phải tuân theo quy định của luật điều chỉnh, REIT chủ yếu đầu tư vào những sản phẩm hữu hình, đầu tư khi dự án đã có căn cứ pháp lí vững chắc.

Tuy nhiên, chính những quy định chặt chẽ trong việc huy động và đầu tư vốn cũng dẫn đến hạn chế một phần cơ hội tạo ra lợi nhuận của REIT, khi đem so sánh với các công ty bất động sản.

Ví dụ, quỹ mở chủ yếu phải đầu tư vào các dự án đã hoàn thành, ngoài ra đầu tư vào chứng khoán không quá 10% giá trị quỹ - và phải là cổ phiếu bất động sản hoặc trái phiếu chính phủ; đầu tư vào dự án đang xây dựng không quá 10% giá trị quỹ - với điều kiện không làm giảm nhiều NAV, phải có hợp đồng giao dịch với khách hàng tiềm năng, phải đảm bảo tài sản được chào bán ngay sau khi hoàn thành với mức lợi nhuận hợp lí…).

Ngoài việc cạnh tranh để thu hút vốn với các hình thức đầu tư kể trên, các REIT của Việt Nam khi ra đời sẽ còn phải cạnh tranh với các REIT nước ngoài đã hình thành từ lâu và đang hoạt động tại nước ta. So với các REIT nước ngoài, các REIT của Việt Nam được niêm yết tại thị trường trong nước nên khá thuận tiện, có thể giảm bớt được rủi ro về tỉ giá, rủi ro trong việc chuyển lợi nhuận về nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ quản lí người Việt Nam có thể sẽ am hiểu hơn về thị trường, văn hóa Việt Nam, có quan hệ tốt với chính quyền để giải quyết các vấn đề pháp lí, cũng như linh hoạt hơn để có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt. Tuy nhiên, cũng có những thách thức nhất định đối với REIT Việt Nam như quy mô vốn huy động được có thể nhỏ hơn, "sinh sau đẻ muộn" nên không có được lợi thế của người đi tiên phong, hoặc có thể rủi ro do không phải tuân theo các qui trình khắt khe như các REIT nước ngoài (do chịu sự điều tiết chặt chẽ của pháp luật nước ngoài, do yêu cầu cao của nhà đầu tư nước ngoài).

Dù sao đi nữa, đã là một hình thức đầu tư thì REIT vẫn hàm chứa những rủi ro nhất định. Do đầu tư vào bất động sản nên khi thị trường bất động sản đóng băng, thì giá trị của quỹ cũng suy giảm theo. Quỹ REIT được đánh giá là minh bạch, tuy nhiên trong thực tế thì tính minh bạch chỉ ở mức tương đối. Việc định giá NAV của quỹ REIT liên quan đến việc phải đánh giá lại giá trị các bất động sản đang nắm giữ, nhưng việc định giá bất động sản một cách chính xác luôn là một bài toán không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, cho đến nay nước ta chưa có các quỹ REIT của nội địa nên hình thức đầu tư này vẫn còn lạ lẫm với các nhà đầu tư Việt Nam. Những năm gần đây, xu hướng các REIT nước ngoài cũng như các quỹ đầu tư nói chung không được nhà đầu tư ưa thích lắm, thể hiện qua mức chiết khấu khá cao và tính thanh khoản thấp.

Do vậy, đây sẽ là một điểm đáng cân nhắc với đối với việc ra quyết định của nhà đầu tư, cũng như một thách thức không nhỏ đối với các REIT Việt Nam ra đời trong bối cảnh hiện nay.
Bùi Thu Hương - Phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

2012/04/25

Thị trường nhà đất méo mó vì cơ chế 2 giá

Ngày 25 tháng 04 năm 2012.
Ảnh minh họa: Cơ chế hai giá làm méo mó thị trường bất động sản - Ảnh: Internet 
Nhận định của Ngân hàng thế giới (WB) trong báo cáo Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam vừa được công bố trong tháng 4, thị trường nhà đất của Việt Nam đang méo mó vì cơ chế 2 giá.

Tại Việt Nam, khi Nhà nước thu hồi đất thì tiền đền bù được tính trên khung giá đất ấn định sẵn. Tuy nhiên, sau khi đất được chuyển giao cho nhà đầu tư để xây dựng dự án hay bán lại, thì chủ đầu tư lại áp theo giá thị trường. Giá Nhà nước, ngoài việc ấn định cho các hoạt động thu hồi, bồi thường, giao mặt bằng… còn được áp dụng để tính giá trị đất đai sử dụng cho việc góp vốn trong liên doanh, và cả việc tính thuế chuyển nhượng đất cho người sử dụng mới.

Một nghiên cứu về tỷ lệ chênh lệch giữa giá Nhà nước và giá thị trường đất đai, bất động sản (gọi chung là nhà đất) năm 2009 khiến nhiều người… ngã ngửa. Tại TP HCM, nhà đất đường Hai Bà Trưng (Q.1), giá Nhà nước tối đa là 48 triệu đồng/m2, trong khi giá chào bán trên thị trường là 293 triệu đồng/ m2, chênh lệch đến 600%, hoặc như đất mặt đường Tú Xương (Q.3), giá Nhà nước là 22 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường là 213 triệu đồng/m2, tăng đến 970%... Đội giá kinh khủng nhất phải tính đến các quận và huyện vùng ven, ví dụ, nhà đất đường Đỗ Xuân Hợp (Q.9) có giá Nhà nước là 3,5 triệu đồng/m2 nhưng giá thị trường đến 40 triệu đồng/m2, tức là tăng đến 1.140%. Thậm chí, đường Lê Văn Lương, huyện Nhà Bè, giá Nhà nước chỉ 2,2 tiệu đồng/m2, trong giá thị trường lên đến 28,7 triệu đồng/m2, gấp 1.300%.

WB phân tích, cơ chế hai giá đã gây nên sự hoán chuyển những giá trị và lợi ích lớn, nhưng lại tạo kẽ hở cho hành vi thông đồng giữa hai nhóm quyền lực là các công ty xây dựng, các nhà đầu tư, đầu cơ và các quan chức nhà nước (với tư cách người thực thi những chính sách, quy định tạo ra những lợi nhuận này). Tình trạng này càng tạo điều kiện cho sự tồn tại của việc duy trì cơ chế hai giá.

Cơ chế hai giá cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp xung vấn đề thu hồi đất. Theo báo cáo của bộ Tài nguyên môi trường, giai đoạn 1993 - 1995 khi giá thị trường và giá nhà nước còn chưa cách nhau quá xa, những kiện tụng, khiếu nại về việc áp giá trong thu hồi đất khoảng 800 vụ. Tuy nhiên, từ gia đoạn 1996 - 2005, khi hai giá này chênh lệch nhau quá cao, số vụ việc tăng đến 12.708 vụ. Diện tích đất đai vướng vào tranh chấp càng lớn, dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ dự án hoàn thành giảm đáng kể, xuất hiện tình trạng ứ đọng càng đẩy cao giá thị trường nhà đất. Hậu quả của quá trình trên không chỉ làm méo mó thị trường mà ngày càng đào sâu khoảng cách giữa hai giá. Ngoài ra, khung giá đất thấp một cách giả tạo cũng khuyến khích tình trạng bán đất tràn lan, đẩy nhanh hiện tượng đô thị hóa không kiểm soát, gắn liền với nó là hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng thấp, chi phí đầu tư cao. Nhà nước đang bị vướng vào cơ chế hai giá đem lại lợi nhuận hơn cho nhà đầu tư hơn là người dân.

Cơ chế hai giá cũng gây những tổn thất lớn không kém với những người sử dụng đất bị thu hồi đất đai cũng như xã hội nói chung. Do việc giao đất các hợp đồng liên doanh, thuế khóa, thuê đất và cấp phép và cấp phép cho nhà đầu tư, xây dựng được tiến hành dựa trên các giá trị đất bị ấn định thấp một cách giả tạo nên nhà nước đang để mất nhiều cơ hội tạo ra các lợi ích xã hội tự một trong những tài sản quý giá nhất của mình.



Theo Đất Việt 
Thực hiện bài: Quy Nhi

2012/04/24

Sự thực bất ngờ: Vì sao người Việt Nam coi thường Trung Quốc


Chúng ta luôn muốn biết xem người Mỹ, người Châu Âu nghĩ gì về mình. Nhưng, xưa nay chưa bao giờ chúng ta suy nghĩ cho nghiêm túc xem trong con mắt người Việt Nam hôm nay, hình ảnh Trung Quốc rốt cuộc là như thế nào? Trong con mắt của không ít người Việt Nam, người Trung Quốc là những kẻ lừa đảo dốt nát, kiêu ngạo, chế tạo ra những sản phẩm rác. Nói thế chắc hẳn rất nhiều người sẽ không dễ chịu, nhưng đó lại là sự thực.


Cách đây không lâu, tờ “Newsweek” của Mỹ có đăng bài “Người Việt Nam coi thường hàng Trung Quốc”, nhiều người đọc xong đã không suy ngẫm cho nghiêm túc xem vì sao đến ngay cả một nước “nhỏ” như Việt Nam mà cũng đánh giá thấp sản phẩm của Trung Quốc, lại còn chửi bới bừa bãi là người Mỹ “phỉ báng” Trung Quốc. Sự thực là, người Việt Nam không chỉ coi thường các sản phẩm của Trung Quốc, mà còn rất không thích cả người Trung Quốc.
Mấy năm gần đây, cùng với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, người Trung Quốc tới khai thác thị trường Việt Nam như ong vỡ tổ, ai cũng muốn đem sản phẩm của mình vào bán cho Việt Nam, hoặc đầu tư lập nhà máy tại Việt Nam. Người Trung Quốc tới như nước triều lên, rồi cuối cùng cũng rút đi như nước triều xuống, số thực sự đứng vững được ở Việt Nam rất ít. Những người thất bại gãy cánh ra về luôn chỉ trích môi trường đầu tư của Việt Nam kém, người Việt Nam không coi trọng nguyên tắc kinh doanh…
Nhưng với cùng một môi trường đầu tư, thế mà người Hàn Quốc, người Đài Loan, người Nhật Bản, thậm chí cả người Âu-Mỹ có sự khác biệt với văn hóa Châu Á rất lớn, hàng năm vẫn vớ bẫm được ở Việt Nam. Người khác thành công được ở Việt Nam là vậy, vì sao người Trung Quốc lại thất bại tập thể tại Việt Nam? Tôi cho là nên để chính người Trung Quốc tự tìm ra nguyên nhân thất bại.

Thiếu hiểu biết và ngộ nhận về Việt Nam


Sự nhận thức về Việt Nam của phần lớn người Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở hơn 20 năm về trước, trong con mắt những người này, Việt Nam là từ được dùng để nói về sự nghèo khổ, lạc hậu, hỗn loạn. Do thiếu hiểu biết về Việt Nam, nên một số người đã nhẹ dạ tin vào những lời truyền nhau viển vông về Việt Nam trên mạng.
Như có người đã đưa lên mạng bài “Tôi làm giàu ở Việt Nam”, viết cứ như thật: Đến Móng Cái, “tôi” tới quầy thu đổi ngoại tệ, đổi 3000 tệ được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam, đựng đầy cả một bao gai, rồi vác đống tiền đó tới Hà Nội ăn chơi ở khách sạn mười mấy ngày. Khi về nước, con gái một lãnh đạo công an địa phương cứ một mực đòi lấy “tôi” theo về Trung Quốc. Bài viết này nói lung tung từ đầu chí cuối, đúng là 3000 tệ đổi được hơn 6 triệu đồng tiền Việt Nam thật, nhưng mệnh giá lớn nhất của tiền đồng là 500 nghìn đồng, 6 triệu đồng cũng chỉ có 12 tờ tiền mỏng, ngay cả có đổi thành tiền 10 nghìn đi nữa thì cũng mới chỉ có 600 tờ, đâu phải dùng đến bao gai mà đựng? Nhà trọ gia đình ở Hà Nội giá một đêm khoảng 200 nghìn đồng, 6 triệu chi tiêu dè sẻn thì có thể nán lại Hà Nội được khoảng mươi ngày, còn nếu vung tay thì chắc một đêm không đủ. Ngay như chuyện con gái một lãnh đạo công an đòi lấy anh ta cũng chỉ là lời lẽ dung tục thuần túy. Cả bài viết dớ dẩn, đầy dung tục này thế mà đã có rất nhiều người tin, thế mới biết phần lớn người Trung Quốc thiếu sự hiểu biết về Việt Nam đến thế nào.
Thực ra, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện “cải cách kinh tế” từ 21 năm trước, hiện nay đã trở thành một trong những thị trường mới nổi có nhiều kẻ nhòm ngó nhất trên thế giới, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đứng ở vị trí hàng đầu. Các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…, cả về thu nhập bình quân đầu người lẫn mức sống đều không thua kém gì so với các thành phố lớn của ta, với chỉ số tiêu dùng thậm chí còn vượt cả không ít các thành phố lớn của ta.

Vẻ mặt của người mới phất khiến cho người Việt Nam khó chịu 
 
Phần lớn người Trung Quốc đều lộ vẻ khúm núm trước người Âu-Mỹ, nhưng khi tới Việt Nam lạc hậu hơn Trung Quốc một chút, liền lập tức đổi thành vẻ mặt của người mới phất. Họ phưỡn bụng, nói năng ồn ào, ra dáng giàu có. Năm 2004, một người bạn của tôi tới Việt Nam đầu tư, nói là đầu tư, chứ thực ra cũng chỉ là mở một công ty nhỏ ở Hà Nội với 10 triệu tệ. Anh ta tự cảm thấy mình rất giàu, suốt ngày khoe “ở Trung Quốc đi xe gì xe gì”. Mới đầu người Việt Nam không nói gì, rồi nói nhiều quá họ đâm ra khó chịu.
Về sau, khi được một nhân viên mời về nhà dùng cơm, anh ta không còn dám coi thường người Việt Nam nữa. Bố mẹ nhân viên này làm việc ở Bộ văn hóa Việt Nam, anh trai là phó giám đốc một nhà xuất bản, cả nhà sống trong một ngôi biệt thự 5 tầng, diện tích mỗi tầng hơn 50 m2, dưới nhà để xe có hai chiếc ô tô, một chiếc Mercedes-Benz, một chiếc Ford. Dĩ nhiên, đây là một ví dụ tương đối đặc biệt, nhưng ngay cả những người Việt Nam bình thường cũng không phải là nghèo như chúng ta tưởng tượng. Việt Nam thực hành chính sách người dân làm giàu, phần lớn người Việt Nam đều có nhà riêng, ít nhất cũng có một chiếc xe máy, đồ điện máy gia dụng cũng đầy đủ cả. Những gia đình như vậy tuy chưa thể gọi là giàu, nhưng cũng dứt khoát không thể nói là nghèo.

Hàng Trung Quốc là từ dùng để gọi hàng đểu


Việt Nam là một cường quốc xe máy, một nước hơn 80 triệu dân có tới 17 triệu chiếc xe máy. Doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam sớm nhất là Lifan mà đại diện là nhà máy chế tạo xe máy. Năm, sáu năm trước, đường to ngõ nhỏ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tràn ngập xe máy Trung Quốc, mười mấy nhà máy chế tạo xe máy của Trung Quốc giành giật thị trường tại đây. Những nhà máy này đến rất nhanh, đi lại còn nhanh hơn, đã mấy năm rồi, trên đường phố hiện giờ cơ bản đã không còn nhìn thấy chiếc xe máy mác Trung Quốc nào, ngoại trừ một số mác xe trong nước loại rẻ, 50% người Việt Nam dùng xe máy Honda, Yamaha, Suzuki.
Vì sao xe máy Trung Quốc lại bại trận ở Việt Nam? Các doanh nghiệp xe máy Trung Quốc đi vào thị trường Việt Nam chắc chắn là với động cơ chiến lược chủ yếu vì cho rằng nền kinh tế Việt Nam vừa mới bắt đầu, không đuổi kịp được Trung Quốc, nên đã nghĩ ở một nước có nền kinh tế khá lạc hậu như vậy thì đưa đồ giá thấp vào thị trường là chiến lược tốt nhất. Giá thấp tất nhiên là không thể tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, lại cộng thêm sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp Trung Quốc, nên đã bắt đầu vấp phải trận Waterloo.
Nhìn lại xe máy Nhật Bản, vào Việt Nam gần như cùng lúc với doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng do biết chú trọng đến chất lượng nên tuy giá đắt hơn xe máy Trung Quốc từ mấy đến mười mấy lần, vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Sản phẩm Trung Quốc bất luận là dáng vẻ bề ngoài hay sự cơ động, chất lượng tổng thể đều lạc hậu hơn nhiều so với xe máy Nhật Bản, vì thế mà rất nhiều cửa hàng được mở để chuyên bán xe Trung Quốc đã bị sập sạch. Đến cả một nước nhỏ như Việt Nam mà cũng mất niềm tin với chất lượng sản phẩm của Trung Quốc, chẳng lẽ điều này không đáng để chúng ta phải suy ngẫm sao?
Nguồn: bbs.city.tianya.cn/BS
Người dịch: Băng Tâm

2012/04/23

Tôn nghiêm



Tôn nghiêm là một loại rất kỳ quái đồ vật, nó tồn tại ở vô hình, không cách nào lục lọi, rồi lại có thể lấy quả thực thực khống chế mọi người hành vi.

Nếu như Daniel ti nhan khom gối, vì mạng sống hô to cầu xin tha thứ, như vậy trời sinh tính kiêu ngạo Elf nhất tộc nhất định sẽ xem thường hắn, không chuẩn vì để cho hắn không cần tiếp tục xấu mặt, thật sự sẽ một vòng loạn tiễn buông tha tới cũng nói không chừng.

Mà hắn càng biểu hiện thấy chết không sờn, không ném khí tiết, những...này Elf cũng lại càng là muốn đem hắn cứu trở về đến.

2012/04/19

Đánh bom liều chết hay câu chuyện của những chiến binh tử vì đạo



Một ngày u ám, một không khí ảm đạm não nề như bất cứ buổi tang lễ nào khác, đó là ngày người Shiite tham gia diễu hành trên khắp các con phố của Dera Ismail Khan để đưa tiễn một giáo sĩ Hồi giáo về nơi yên nghỉ cuối cùng. Thêm một nhà lãnh đạo nữa đã ra đi, thêm một thân thể nữa bị ràng buộc với nấm mồ lạnh lẽo - nhưng đó chưa phải cái kết bi thảm nhất. Một quả bom phát nổ giữa con phố nơi hàng nghìn người đang diễu hành đã làm vị giáo sĩ có thêm 30 bạn đồng hành trên con đường về với Thượng Đế nếu Ngài thực sự tồn tại và dửng dưng trước thảm họa kinh hoàng này.

Cuộc tấn công tháng 2 năm 2009 có thể là một quả bom tấn trên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó, nhưng giờ đây những vụ đánh bom liều chết như thế đã trở nên quá đỗi phổ biến. Những xác chết ngổn ngang trên đường phố, những tiếng gào thét vì đau đớn vang vọng khắp nơi, nét mặt kinh hoàng của những người may mắn sống sót, tiếng còi xe cứu thương inh ỏi...- đó là những gì bạn nhìn sẽ nhìn thấy mỗi ngày nếu như bạn vẫn giữ thói quen xem Thời sự.
Xét từ góc nhìn hoàn toàn mang tính chất chiến lược, đánh bom tự sát là một phương tiện khủng bố vô cùng hợp lý. Chỉ bằng một lượng chất nổ vô cùng thô sơ, một tên khủng bố có thể một mạng đổi lấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sinh mạng khác. Độ chính xác của nó thậm chí còn vượt trên cả những hệ thống dẫn đường tên lửa tiên tiến nhất, điều này cho phép một tổ chức khủng bố với những phương tiện thô sơ nhất có thể trở thành mối hiểm họa đối với mọi quốc gia.
Một kẻ đánh bom tự sát luôn là viên thuốc khó nuốt trôi đối với bất kỳ nhà cầm quyền nào. Một người đàn ông, một người phụ nữ, hay thậm chí là một đứa trẻ, chấp nhận từ bỏ cuộc sống của mình để đổi lấy sinh mạng của nhiều người khác, chúng ta thường coi họ như những con tốt bị tẩy não, hay những con quái vật cuồng tín. Họ chính là hiện thân của sự đau khổ cùng cực, và cái chết được xem như sự giải thoát.
Nguyện chết vì Đấng Tối Cao
Để hiểu được nguồn gốc của những kẻ liều chết này, bạn cần biết đôi chút về khái niệm Tử vì Đạo (nguyên văn: Martyrdom). Những kẻ tử vì đạo sẽ sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình cho một quan điểm, hay một đức tin nào đó. Trong tâm trí họ, đức tin cao hơn mạng sống, và bằng cách hi sinh cho đức tin này, họ đã chứng tỏ được danh dự của mình.
Sự hi sinh của những người tử vì đạo được xem như một sự sỉ nhục ném thẳng vào mặt kẻ thù của họ. Bạn có thể hành hạ, tra tấn, hay sử dụng cái chết như một cách để bắt kẻ thù khuất phục, nhưng làm sao bạn có thể khuất phục nổi những con người coi đau đớn như lạc thú thực sự trước khi rời bỏ cõi đời này? Làm sao bạn khuất phục nổi những kẻ đã dang rộng vòng tay chào đón cái chết? Tệ hại hơn thế, bạn đã thực sự biến họ thành người hùng. Bạn đã mở rộng cửa đưa họ đến với Thiên đường chỉ có trong niềm tin của họ.
Minh chứng sống về những kẻ tử vì đạo tràn ngập khắp các cuốn sách lịch sử. Và khi chính trị dường như là chưa đủ, tôn giáo đã vào cuộc để nâng khái niêm tử vì đạo lên một tầm cao mới.
Câu chuyện dưới đây trong quyển Book of Daniel (Sách Daniel) là một ví dụ để bạn đọc có thể thấy chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai khái niệm Tử vì đạo và Chúa gặp nhau. Khi Vua Nebuchadnezzar đưa ra 2 lựa chọn cho 3 chàng thanh niên trẻ Shadrach, Meshach và Abednego, hoặc từ bỏ đức tin của mình, hoặc chấp nhận bị thiêu sống, ba chàng trai này đã không ngần ngại nhảy thẳng vào lò lửa, và điều kỳ diệu đã xảy ra: thân thể họ không hề bị thiêu đốt một chút nào. Một thông điệp đơn giản được rút ra: Chúa sẽ bảo vệ bạn, nếu như bạn tình nguyện chết vì Ngài.
Sự ra đời của những chiến binh Tử vì đạo
Người Do Thái cổ luôn tin rằng tự sát luôn tốt hơn là chết dưới tay kẻ thù. Năm 64 sau Công nguyên, thay vì đầu hàng chính quyền La Mã, một nhóm phiến quân dưới sự lãnh đạo của Eleazar ben Yair đã tự tay kết liễu từng người đồng bào của mình, và không hề có ngoại lệ dành cho phụ nữ hay trẻ em. Mười người được chọn ra để thực hiện nhiệm vụ này, và sau đó một người đàn ông đã ra tay nốt với 9 người còn lại, cuối cùng, tất nhiên anh ta cũng chẳng ngần ngại gì đâm thẳng lưỡi kiếm vào ngực mình. 960 xác chết ngổn ngang khắp các pháo đài Masada – một kết thúc đẫm máu.
Dường như là chưa đủ, Kito giáo đã vào cuộc để tạo nên những câu chuyện lạnh gáy hơn. Huyền thoại về Jesus đã cổ vũ hàng nghìn giáo dân trung thành với niềm tin của họ. Họ nguyện hiến dâng mạng sống và thân xác của mình để tôn vinh đức tin ấy. Họ tin rằng, với sự hi sinh của mình, họ sẽ có được sự bất tử ở thế giới bên kia – và những minh chứng vẫn tồn tại cho đến nay như là những huyền thoại.
Quan điểm của họ là rất rõ ràng: thà tự tay hủy diệt chứ không bao giờ chịu hiến dâng nó cho kẻ thù. Tự tử nổi bật lên như một hành động cần được tôn vinh, nhưng những kẻ lợi dụng tôn giáo cần nhiều hơn thế, họ cần giết chóc nhân danh Ngài.
Khi đạo Hồi xuất hiện vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, với sự tồn tại của hai tín ngưỡng đang cực kỳ hưng vượng vào thời kỳ đó là Do Thái giáo và Kito giáo, điều gì phải đến cũng sẽ đến: Thánh chiến (nguyên văn: jihad). Trong tiếng Ả Rập, thuật ngữ này mang 2 ý nghĩa: nó vừa là cuộc đấu tranh trong thế giới tâm linh, vừa là cuộc chiến trong thế giới thực.
Những người Hồi giáo tin rằng, Muhammad là nhà tiên tri đầu tiên, và họ đã chiến đấu bảo vệ đức tin này từ những năm 624 sau công nguyên. Cũng trong năm 624, họ đã có được trận đại thắng đầu tiên, khi tiêu diệt toàn bộ đội quân Qurayshi hùng mạnh của Mecca trong trận chiến Badr.
Trong những năm sau đó, những tín đồ của thánh Allah luôn hừng hực trong mình ý chí chiến đấu để báo thù, và hơn thế nữa – để bảo vệ đức tin, cũng như danh dự của vị Thượng Đế trong tim họ. Những gì được viết ra trong kinh Koran có thể giúp bạn phần nào hình dung về điều này, “Hạ sát chúng ngay khi tìm ra chúng, đánh đuổi chúng ra khỏi nơi đã từng là quê hương của chúng ta. Chống cự - hạ sát chúng ngay lập tức”.
“Đó là phần thưởng dành cho những kẻ không có đức tin” – đoạn kinh kết luận.
Và sự ra đời của khái niệm đánh bom liều chết
Đức tin kết hợp với một ý chí mạnh mẽ có thể tạo ra một thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả. Với một người đã sẵn sàng cho cái chết, chỉ cần một con dao găm, họ có thể làm nên bất cứ chiến tích nào.
Sự xuất hiện của các Hashisin, ngày nay được biết đến nhiều hơn dưới cái tên Assasins là minh chứng rõ ràng cho tầm ảnh hưởng cực rộng của những kẻ Tử vì Đạo. Công việc của họ, hạ sát các lãnh tụ phe đối lập ngay giữa chỗ đông người – đó thực sự là kiểu nhiệm vụ một đi không trở lại.
Thuốc súng ra đời tiếp tục làm nâng tầm khái niệm tự sát. Người Nhật Bản là người đầu tiên áp dụng chiến thuật này thông qua những chiếc Kamikaze. Họ nguyện hiến dâng cả mạng sống của mình cho Hoàng Đế, họ coi hành động một đổi một như một cách bảo vệ danh dự của mình. Không thể phủ nhận vai trò của những phi công Kamikaze trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2. Họ thực sự là cơn ác mộng đối với không quân phía Đồng minh.
Vụ đánh bom tự sát đầu tiên được ghi nhận lại xảy ra vào năm 1981 trong một cuộc nội chiến tại Li-băng, giữa những chiến binh Hồi giáo và Ki-tô giáo. Kẻ đánh bom tự sát đã nhằm vào Đại sứ quán Iraq tại Beiru. Ngay sau đó, Mỹ đã tham gia góp vui vào cuộc chiến này, và kéo theo vụ đánh bom liều chết tiếp theo vào năm 1983. Một chiếc xe tải chở đầy chất nổ đã đâm thẳng vào tòa nhà Đại sứ quán Mỹ, làm thiệt mạng hơn 60 người.
 Tử vì đạo thực sự là thảm họa kinh hoàng trải dài suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Dấu vết đẫm máu của nó loang rộng khắp các trang sử, trải dài từ Châu Á sang Châu Âu. Nhưng trong thế giới hiện đại, liệu Đức tin của họ có suy chuyển? Súng đạn và thuốc nổ sẽ nâng tầm những cơn ác mộng này lên đến mức nào? Và nhân loại đã đi xa đến đâu để tự bảo vệ mình trước những kẻ đánh bom liều chết? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở kỳ tiếp theo.
(Còn tiếp)
Nguồn: Genk.vn

2012/04/16

Google bị phạt 25.000 USD vì dịch vụ Street View

Thứ Hai, 16/04/2012 16:18 (GMT+7) 
Google vừa bị phạt 25.000 USD do cản trở chính quyền Mỹ điều tra hoạt động thu thập dữ liệu mà hãng thực hiện cho dịch vụ Street View, theo Reuters.
Xe chụp ảnh lưu động cho dự án Street View của Google.
Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (Federal Communications Commission - FCC) cho rằng Google đã tỏ ra bất hợp tác trong quá trình điều tra, đồng thời FCC cũng từ chối điều tra thêm về hoạt động này của Google, theo AFP.
Dịch vụ Street View của Google cung cấp các bức ảnh panorama nhờ một thiết bị camera đặc biệt gắn trên xe hơi. Chiếc xe hơi này di chuyển trên các đường phố của các nước, sau đó đưa các bức ảnh chụp được lên bản đồ của các dịch vụ Google Maps và Google Earth.
Từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2010, Google thu thập dữ liệu cho dự án Street View ở Mỹ và các quốc gia khác. Những chiếc xe hơi của Google đã chụp quang cảnh đường phố tại các thành phố khác nhau trên thế giới nhưng lại tự động kết nối với các mạng không dây không bảo mật và thu thập từ những mạng này một lượng lớn dữ liệu đặc biệt.
Năm 2010, các đại diện của Google thừa nhận, bằng cách nêu trên, hãng đã "tình cờ" truy cập được vào máy tính cá nhân của hàng loạt người dùng, trong đó có email và địa chỉ URL cũng như mật khẩu của họ.
Sau khi biết được về vi phạm này, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở các nước khác nhau đã bắt đầu điều tra về việc Google tiến hành truy cập bất hợp pháp vào thông tin cá nhân. Hồi tháng 3/2011, Uỷ ban quốc gia Pháp về tự do thông tin đã phạt Google khoản tiền kỷ lục lên tới 100.000 euro về việc thu thập dữ liệu không được phép.
Googe bị buộc phải chấm dứt thu thập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp. Tuy nhiên, hãng này không muốn từ bỏ sử dụng thông tin về các điểm truy cập Wi-Fi trong các dịch vụ của mình. Công nghệ Google Street View đã được tung ra từ năm 2007 như một phần của các dịch vụ Google Maps và Google Earth.


» Đúng là ko thể hoàn toàn tin tưởng bất kỳ điều gì. Ngay cả 1 chiếc xe đc coi là niềm hãnh diện khi đi ngang qua khu phố cũng âm thầm ăn cắp dữ liệu mà ko xin phép

2012/04/11

"Phí" đo lòng yêu nước của ai?

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.


Câu hỏi trên không thể không đặt ra, khi tại buổi họp giao ban báo chí ngày 3.4, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá sự ủng hộ của người dân đối với phí giao thông do ông đề xuất "được đa số người có ô tô sẽ ủng hộ... thể hiện lòng yêu nước...".

Sự ủng hộ của người dân- thước đo cho quyết sách

Thực ra, phí giao thông là khoản tiền phải trả để được hưởng dịch vụ giao thông của Nhà nước, thuộc phạm trù kinh tế, pháp lý, tuân theo quy luật trao đổi ngang giá, không liên quan gì tới lòng yêu nước của họ cả.

Ngay cả ở Đức, Toà án Hiến pháp cũng từng ra án quyết, "người dân không có trách nhiệm đóng thuế nhiều cho nhà nước, mà hơn thế, họ có quyền tính toán pháp lý sao cho đóng thuế ít nhất", được nhiều văn phòng tư vấn thuế viết thành khẩu hiệu nơi tiếp khách.

Thuế, phí, thuộc phạm trù vật chất. Yêu nước là thuộc tính tự nhiên trong mỗi con người, do "tạo hoá ban cho họ", nằm trong phạm trù ý thức, tinh thần, được bồi đắp từ thuở ấu thơ "Quê hương là gì hở mẹ / Mà cô giáo dạy phải yêu / Quê hương là gì hở mẹ / Ai đi xa cũng nhớ nhiều" (Đỗ Trung Quân).

Thuế, phí, được tính bằng tiền, có giới hạn, trong khi lòng yêu nước là thiêng liêng, vô giá, thôi thúc họ sẵn sàng hy sinh thân mình, như bao tấm gương "Trừ Văn Thố lấp lỗ châu mai", hay "Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng" (Tố Hữu). Giải thích tại sao, lời hiệu triệu chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" được tầng tầng lớp lớp, triệu người như một hưởng ứng.

Thuộc tính yêu nước, có ở mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới, không hề phân biệt đảng phái, chế độ chính trị, tín ngưỡng, thành phần, già trẻ. Yêu nước vì thế không thể mang tính chính trị, thể chế, mà vượt lên trên nó.

Thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Pháp, trước phong trào đông đảo trí thức Nga sang Pháp du học, Nga hoàng lo ngại hỏi quần thần lợi hay hại, liền nhận được câu trả lời: "Nếu bệ hạ cho họ đi, thì sẽ mất vua. Nếu bệ hạ cấm thì sẽ mất nước".





Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc? Ảnh minh họa




Thế giới hiện đại, Tổ quốc phải đặt trên tất cả. Dấn thân hy sinh vì Tổ quốc là thước đo lòng yêu nước của mỗi công dân. Còn chính sách, liệu có mang lại lợi ích, hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho người dân, tức thương dân hay không là thước đo lòng yêu nước của người cầm quyền.

Giải thích tại sao, các quốc gia tiến bộ đều lấy sự ủng hộ hưởng ứng của người dân làm thước đo cho quyết sách của họ.

Vậy ba loại phí giao thông, bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế vào nội đô giờ cao điểm, do Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất có thoả mãn tiêu chí trên?

Phí hay thuế giao thông không phải phát minh của Việt Nam. Ở Đức, thuế xe được thu lần đầu tiên tại Tiểu bang Hessen năm 1899, gọi là thuế xa xỉ. Hiện nay, chúng được tính theo thể tích xy lanh và mức độ khí thải.

Năm 2011 nước Đức thu được 8,4 tỷ Euro đối với chừng 51,7 triệu xe có động cơ. Cách tính thuế xe trên cũng đúng với phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Ai sử dụng nhiều hạ tầng người đó phải nộp tiền nhiều hơn, ô tô phải hơn xe máy...".

Nhưng nước họ không thu phí theo đoạn đường, như ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Đường bộ Việt Nam hiện nay khoảng 28.000km mà phí thu bằng trạm thu phí mới được 2.500 km, tức khoảng 0,7%. Các tỉnh lộ, quốc lộ chúng ta mới thu được 5%". Bởi họ đã thu thuế xe, thuế xăng, không được phép thu phí đường, vi phạm nguyên lý cấm đánh thuế song trùng.

Khác về bản chất vấn đề...

Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc?

Chưa nói, cách thu chi đó gọi là kinh doanh, dù không lấy lãi, liệu có đúng với hạ tầng thuộc chức năng dịch vụ công của Nhà nước? Ở các nước hiện đại, người ta cũng áp dụng thu phí cho một số cung đường, nhưng chỉ đóng vai trò lựa chọn, không bắt buộc, lái xe có thể chọn cung đường khác không phí, bởi họ đã nộp thuế ô tô và nhiên liệu.

Nguồn thu thứ hai dành cho giao thông ở Đức là thuế xăng lên tới 40 tỷ Euro trên tổng thu thuế 555 tỷ Euro. Từ hai nguồn thu trên, riêng chính phủ Liên bang đầu tư cho đường sá lên tới 11 tỷ Euro hàng năm, chiếm 47% tổng ngân sách đầu tư, để có được một mạng lưới giao thông Đức hiện nay với 34.000 km đường sắt, 53.000 km đường quốc lộ, và 7.300 km đường thủy (diện tích Đức tương đương ta). Riêng chỉ để bảo dưỡng hệ thống này đã lên tới 5 tỷ Euro hàng năm.

Khác thuế, phí giao thông các nước đánh trực tiếp vào qúa trình sử dụng. Phí xe vào trung tâm được áp dụng điển hình ở Singapore. Tại Hồng Kông được một thời gian buộc phải bỏ, do dân chúng phản kháng. Tại Na Uy áp dụng năm từ 1985 với giá chừng 3 Euro đươc giải thích để bảo dưỡng đường. Tại nhiều nơi khác được cắt nghĩa bảo vệ môi trường, hạn chế xe cá nhân, tăng sử dụng giao thông công cộng.

Từ tháng 2.2003, phí giao thông được áp dụng ở Luân Đôn mỗi ngày vào nội đô hết chừng 12 Euro (năm 2011). Tại Stockholm, Thụy điển, chính quyền thành phố phải trưng cầu dân ý ngày 24.9.2006, về dự luật thu phí vào trung tâm, với 53,1% phiếu thuận.

Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.

Trước hết họ không thu phí với mục đích "gây khó" phương tiện giao thông cá nhân. Bởi đó là quyền cơ bản của công dân, là phương tiện sinh hoạt và mưu sinh của họ. Hiến pháp buộc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm; bất cứ luật gì, cơ quan nào của Nhà nước cũng phải tuân thủ.

Để bảo vệ môi trường cả tự nhiên và xã hội khi vào trung tâm, họ hạn chế xe cá nhân, được hiểu theo nghĩa ưu tiên bù giá cho giao thông công cộng để người sử dụng chọn lựa phương tiện này. Chứ không có nghĩa cưỡng bức bằng cách bắt nộp tiền quá giá trị họ sử dụng, kiểu phạt.

Giải thích tại sao, người ta phải xây hệ thống nhà, bãi đỗ xe khắp nơi, khi vào khu vực đi bộ, xây mạng lưới tầu hoả nội đô, cao và ngầm, ô tô buýt, xe điện, bảo đảm nhu cầu giao thông đa dạng của người dân, trước khi áp dụng chính sách thu phí.

Và phí trong trường hợp này được hiểu là chi phí hạ tầng thực tế người sử dụng phải trả, khi không muốn hưởng ưu đãi giao thông công cộng của Nhà nước.

Trong khi đó, tên phí đề xuất của ta đã nói rõ mục đích cuối cùng của nó là... hạn chế; và mang tính cưỡng bức. Bởi trong khi chưa bảo đảm được hệ thống giao thông công cộng thuận lợi thay thế. Cuộc sống đi lại, làm ăn, của người dân, do không còn con đường lựa chọn nào khác, chắc chắn sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng trầm trọng.

Chưa hết, thu phí được Bộ trưởng tuyên bố, chỉ "gắn với một giai đoạn phát triển nhất định, tình hình tốt hơn sẽ bỏ", nghĩa là "phí hạn chế" đóng chức năng... phạt tiền, không phải hạch toán tài chính giữa thu, chi, cho giao thông tính trên một km và đơn vị xe, phải gánh chịu.

Khó tìm được cá nhân...chịu trách nhiệm

Bộ trưởng lý giải đề xuất của mình, bằng viện dẫn Luật Giao thông đường bộ năm 2009, Nghị quyết số 21 UBTVQH, văn bản số 256, ngày 25/11/2011 báo cáo Quốc hội, Nghị quyết của BCH TƯ Đảng kỳ họp 4, cho thấy một vấn đề khác lớn hơn rất nhiều liên quan tới quy trình ban hành văn bản luật của một Nhà nước pháp trị.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, đều độc lập tự chịu trách nhiệm, theo luật định (ngoại trừ một số trường hợp theo luật định). Đòi hỏi văn bản lập pháp phải có giá trị thực hiện trực tiếp và chế tài mọi cấp thi hành, đúng thời điểm hiệu lực.

Với tư cách người đứng đầu hành pháp của một bộ, Bộ trưởng trình dự luật phải chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị dù bao nhiêu cấp thông qua, và với tư cách đứng đầu cơ quan hành chính ngành phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân, nếu bộ thực thi vi phạm pháp luật.

Luật Giao thông 2009, nếu theo quy trình của họ, phải do Bộ trưởng Giao thông soạn thảo ở mức độ chi tiết, sau khi qua các rào cản Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước ký ban hành, các cấp điạ phương ban ngành phải tự động thực hiện được, không cần bất cứ văn bản nào của bộ. Ngoại trừ khi thực hiện có vấn đề buộc phải hướng dẫn, nhưng chỉ đối với vấn đề đó, và không được chệch ra khỏi những chuẩn mực, quy tắc xử sự, quy định sẵn trong luật. Với trách nhiệm đánh đổi cả sinh mạng chính trị lẫn pháp lý như vậy, người đứng đầu phải thận trọng, thăm dò dư luận, tham khảo ý kiến, cho khảo sát thực tế, thẩm định khoa học, trước khi đề xuất.

Mặt khác, nền kinh tế thị trường không bao cấp như trong kinh tế quản lý tập trung, từng cá nhân độc lập với nhà nước, vì vậy bất cứ khoản gì người dân phải đóng hay được trợ cấp, dù đồng lẻ, đều phải được đại diện cho họ là Quốc hội thông qua, không thể phó mặc cho hành pháp tự quyết như thời bao cấp được.

Vấn nạn giao thông ở ta hiện nay không có gì bí ẩn như tin học vi tính, ai ra đường đều thấy cả, không cần bàn cãi. Vấn đề còn lại nằm ở phương án lựa chọn cùng giải pháp tài chính giải quyết. Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng mức đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh dự toán 12,7 tỷ USD. Các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được hình thành với ba tuyến chính và hai tuyến nhánh, tổng chiều dài khoảng 128km.

Đường sắt đô thị tại t/p Hồ Chí Minh được qui hoạch thành hai hệ thống, xe điện và xe điện ngầm với sáu tuyến dài 92km, tổng đầu tư đến năm 2020 khoảng 5,5 tỷ USD.

Vậy cần nhanh chóng ưu tiên cân đối tài chính triển khai quy hoạch trên, cùng lúc với đường bộ nội đô, thay vì những giải pháp tình thế buộc dân chúng phải gánh chịu chi phí, hậu hoạ, như vừa đề xuất. Hay quy hoạch tổng thể không khả thi? Hay chưa phải là một văn bản lập pháp, không có hiệu lực? Vậy chờ tới bao giờ?

Trách nhiệm Bộ trưởng không cho phép hành động chậm trễ trước vấn nạn giao thông ở ta hiện nay, nhưng phải bảo đảm được cuộc sống thường nhật của người dân không xấu hơn, cũng như quyền hiến định tự do đi lại của họ, chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước.


TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)
Nguồn: vietnamnet.vn

2012/04/10

"TRAI NGHÈO LÀ TRAI BẤT TÀI!"



Đàn ông mà không đi xe xịn, không mời được bạn gái vào nhà hàng sang trọng ít nhất một lần trong đời, không có tiền mà lo xông xênh cho vợ con thì đừng nói với mình rằng đó là đàn ông đích thực!

8-3 vừa rồi, các nàng xinh xinh ở công ty xúng xính khoe nhau quà các chàng đã tặng. Nhiều anh ở văn phòng cứ liếc xéo liếc nghiêng, thỉnh thoảng trề môi khinh bỉ “thằng tình địch đó nó chỉ có tiền chứ đầu rỗng tuếch”! Còn mấy chị “hội người cao tuổi”, cứ chép môi “quà tặng vật chất thì chưa chắc đã hay. Đã có tấm lòng thì cái e-card không cũng cảm động lắm rồi”.

Mình thấy thương thương các lão ấy cứ AQ, vì thật tâm mình tin chẳng có anh nào giàu mà đầu óc rỗng tuếch cả. Thực chất các anh nhiều tiền là do họ luôn nhạy cảm thị trường, biết nắm bắt cơ hội nhanh, quan hệ rộng rãi và tất cả các kiến thức có trong đầu được chuyển hóa hết thành tiền.

Trong khi những anh thạc sỹ, tiến sỹ có khi cả xấp bằng, nhưng chẳng có cái gì chuyển được thành thứ nhìn được, tiêu được!

Còn các chị, có thật các chị nghĩ vậy không? Nếu vẫn còn xuân xanh, xinh đẹp và thông minh, lại học cao biết rộng, các chị có chắc là mình không “rung rinh” với các món quà đắt tiền, với cách chiều chuộng cực kỳ phóng khoáng của một chàng nhà giàu nào đó trong mớ đang theo đuổi, mà chỉ chăm chăm tìm tấm lòng trong những lời tặng trên thiệp hay không?

Nếu có người thật lòng chỉ chọn “tấm lòng” như thế thật thì có lẽ nó chỉ tồn tại ở mấy chị 7x đời cuối mơ mộng và quá lứa mà thôi. Thử hỏi chọn mấy anh đấy làm chồng thì tã giấy hay sữa cho con sau này chắc cũng “ảo” được như ecard đấy nhỉ?

3 loại đàn ông bất tài

Theo mình quan sát, có ba loại đàn ông bất tài.

Loại thứ nhất, rõ ràng nhất là những chàng sau bao năm mà vẫn không có gì trong tay, chẳng có gì trong óc và cóc có gì trong túi. Chạy xe lọc cọc, quần áo xuềnh xoàng, lương tháng thường xuyên chỉ đủ xài đến hết ngày 25, cơm thì chỉ dám ghé chỗ quán bụi. Dạng này thì chị em mình nên tránh xa từ tám kiếp chẳng nên nói đến, dính vào các trai này dù có được cái “mẻ ngoài” kéo lại thì cũng chả để làm gì. Nghèo rớt mùng tơi là chuyện dĩ nhiên không còn gì bàn cãi.

Loại thứ hai là nhiều kiến thức trong đầu nhưng cũng chỉ để “chém gió” cho vui. Loại bất tài này đáng sợ nhất vì họ suốt ngày che giấu sự bất tài của mình và được vô số người bênh vực rằng chỉ vì họ “thiếu may mắn” mà thôi!

Loại thứ ba là những trai giàu “nhà có điều kiện”. Những cậu này được may mắn thừa kế gia tài do cha mẹ để lại, có sẵn cơ sở kinh doanh… nhưng không biết giữ và phát triển, chỉ ăn tiêu phá của, vung tiền qua cửa sổ cho gái bu quanh… Dạng này nói thực cũng chỉ là bất tài mà thôi, chẳng khá khẩm gì.

Chả có tiền nào bẩn!

Nhiều anh và cả chị viết blog thương bọn Lexus co chân lên ghế khi uống café trong quán sang, phỉ nhổ bọn nhà giàu là do tiền “bẩn”, chả có văn hóa, chỉ lươn lẹo và cơ hội, tận dụng quan hệ mà có tiền chứ tài cán gì.

Theo mình thì chỉ có 3 loại tiền, tiền xu, tiền cotton và polymer, và không có loại nào là bẩn cả. Mình thấy anh đi xe hơi nào cũng sạch sẽ, lịch sự, áo tuyệt nhiên không có mùi mồ hôi dầu. Mình cũng thấy họ mở cửa xe và nhường đường cho phụ nữ. Họ ăn uống cũng từ tốn, đặt cái ly xuống bàn cũng thấy đầy tinh tế và lãng mạn. Giày họ đi và cái bút họ ký long lanh hoa tuyết (*) cũng đều đẹp.

Họ lươn lẹo, kiếm tiền bằng chụp giựt, bằng quan hệ… bằng kiểu gì gì đi nữa cũng là nhờ sự khôn ngoan và sáng tạo cả thôi. Thử hỏi không khôn ngoan, khéo ứng xử thì làm sao có quan hệ mà “lợi dụng”?

Hơn nữa, đã là kẻ có tài thì bất kỳ ngành gì, nghề gì thì đều có thể tận dụng để trở thành chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn… kiểu gì cũng kiếm tiền tốt! Chẳng hạn như các bác đạo diễn đi làm giám khảo cho các gameshow truyền hình cũng catse cao ngất đó thôi!

Chẳng biết khi nào dân ta mới bỏ kiểu chụp mũ bảo dân giàu có thừa tiền thường là tiền bẩn. Theo mình muốn giàu, muốn có tiền thì người giàu cũng phải bỏ công ra như ai. Cũng cùng một công như người khác, mà họ kiếm được nhiều tiền hơn, là họ có tài hơn còn gì!

Tác giả: Anh Thư 
(*) Giải thích: bút hiệu MontBlanc


» mình là con trai, xem nó để biết hiện tại mình đang là "thằng bất tài"!





2012/04/06

BÀI THƠ " ĐÔI DÉP" - NGUYỄN TRUNG KIÊN


Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ

Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

2012/04/05

Khi tranh luận "phí chồng phí" trở thành... cãi vã


Khi tranh luận "phí chồng phí" trở thành... cãi vã
Khi Nhà nước đưa ra một chính sách ảnh hưởng đến túi tiền người dân, cần chứng minh được các vấn đề cơ bản...Đưa ra được đầy đủ quy trình này thì người dân sẽ có cơ sở, căn cứ để phản biện thay vì tạo ra các hiểu lầm hoặc sự bức xúc không đáng có.

Trong các thông tin trên báo chí gần đây về tình trạng "phí chồng phí" người viết đặc biệt quan tâm đến câu chuyện một tờ báo ngành dầu khí gọi ca sĩ Mỹ Linh là... "quý cô cái gì cũng muốn" sau phát ngôn của ca sĩ này về vấn đề phí và Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Đây không đơn thuần là một sự quan tâm về cách ứng xử giữa người nổi tiếng với người nổi tiếng, báo chí với người nổi tiếng và ngược lại. Theo tôi, cần nhìn nhận nó dưới góc độ quan hệ người dân- cơ quan truyền thông- chính sách.

Phản biện cần chính xác

Sau khi bài báo "Thưa quý cô cái gì cũng muốn", đã có một nhà báo lên Facebook chỉ ra rằng bài báo trên đã sử dụng nhiều thủ thuật mang tính ngụy biện để chỉ trích (thậm chí có tính miệt thị) ca sĩ Mỹ Linh.

Làn sóng phản ứng bài báo nọ cũng liên tục trên mạng xã hội và các diễn đàn vì cho rằng tờ báo ngành dầu khí (trước đây ông Đinh La Thăng từng làm "tư lệnh" ngành này) thì phải bảo vệ "người cũ" của mình. Người viết không dám khẳng định chuyện này đúng 100% nhưng cách ủng hộ chính sách (và phản đối người không ủng hộ chính sách đó) của tờ báo nọ là bất hợp lý.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng ca sĩ Mỹ Linh cũng rất "hớ hênh" khi trả lời một vấn đề không thuộc chuyên môn ca hát của mình. Cô đã bị nhầm lẫn giữa các khái niệm về thuế và phí, giữa khái niệm về các loại phí với nhau,...

Có người còn cho rằng ca sĩ Mỹ Linh đăng đàn "và em sẽ nói" về một vấn đề nóng (phí) và một bộ trưởng cũng "nóng hổi" (ông Đinh La Thăng) để liveshow "Và em sẽ hát" sắp tới của ca sĩ này thêm phần "ấm cúng".

Tôi cho rằng cả hai "phe": Ủng hộ và không ủng hộ ca sĩ Mỹ Linh đều chưa thực sự nói đúng vào bản chất câu chuyện và không gặp nhau ở khái niệm. Đó không phải là tinh thần phản biện thực sự những chính sách ảnh hưởng đến xã hội nói chung và cá nhân nói riêng trên cơ sở tìm hiểu thật kỹ các chính sách ấy.

Như vậy, dù là phát ngôn của ca sĩ hay bài báo phê phán ca sĩ đó đều chưa thực sự có tính xây dựng hoặc tính xây dựng chưa đủ.

Bản thân ca sĩ Mỹ Linh, cơ bản không chỉ là một người dân, mà còn là một người có ảnh hưởng nhất định đến công chúng khi cô phát biểu về một chính sách. Một phát biểu mang tính ảnh hưởng đến công chúng cần có sự cân nhắc...

Ngược lại, vì bảo vệ một chính sách (hay người quyết định triển khai chính sách ấy) mà một tờ báo sẵn sàng đăng một bài viết mang tính hằn học cá nhân là điều rất không hay. Nó đi ngược với nguyên tắc khách quan của báo chí.

Ngoài ra, việc đăng tải các ý kiến của giới nghệ sĩ như một hình thức câu khách của một số tờ báo cũng làm hình ảnh người nói (nghệ sĩ) và chính sách trở nên méo mó hơn trong con mắt công chúng. Và nguy hiểm nhất là khi chính sách "méo mó" có thể dẫn đến mất lòng dân.

Phản biện là một hình thái của tranh luận vấn đề và nó có những nguyên tắc cơ bản cần tuân theo để tránh việc tranh luận trở thành... tranh cãi!

Ca sĩ Mỹ Linh đã lên tiếng về chuyện phí chồng phí

Cơ chế đối thoại nào?

Như đã nói ở bài đầu tiên, khi Nhà nước đưa ra một chính sách ảnh hưởng đến túi tiền người dân, cần chứng minh được các vấn đề cơ bản: 1- Chính sách ấy hợp lý về kinh tế, cụ thể là mức thu nhập của người dân. 2- Phải minh bạch với dân trong quá trình sử dụng. 3- Quy trình cải tạo và phát triển trên cơ sở khung sườn quy hoạch chung. 4- Đảm bảo tính kết nối giữa phần phát triển hạ tầng mới và phần hạ tầng cũ.

Đưa ra được đầy đủ quy trình này thì người dân sẽ có cơ sở, căn cứ để phản biện thay vì tạo ra các hiểu lầm hoặc sự bức xúc không đáng có. Bản thân Nhà nước không thể để người dân "làm thay" mình công việc tạo ra cơ chế phản biện, mà những công bộc được dân nuôi phải đảm nhiệm vai trò đó (ví dụ như đại biểu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Quốc hội).

Trước nay, trong các thước phim quay về các kỳ họp Hội đồng Nhân dân các cấp, thậm chí là họp QH mà người viết được xem, có cảm giác hình ảnh những đại biểu dám "mạnh miệng" vì dân thường rất quen thuộc, gói gọn trong không nhiều cái tên. Điều này cho thấy những cánh tay nối dài của dân vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Đó chính là lực lượng phản biện đầu tiên kia mà?!

Một lực lượng phản biện chất lượng khác- các nhà khoa học, các tổ chức khoa học- cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Thực tế cho thấy các chính sách của Nhà nước thường được phản biện và thông qua bởi các nhà khoa học có chức vụ trong bộ máy quản lý (xin chú ý vấn đề này).

Điều này có thể làm hạn chế chất lượng phản biện bởi các nhà khoa học độc lập, các tổ chức khoa học độc lập góp thêm tiếng nói sẽ mổ xẻ được nhiều vấn đề hơn. "Khoa học chỉ có trắng và đen chứ không có xam xám, chỉ có đúng và sai chứ không thể ba phải"- người viết rất tâm đắc với quan điểm này của chuyên gia Ngô Viết Nam Sơn.

Và khi bắt buộc phải rạch ròi, những ưu điểm hay hạn chế trong bất kỳ chính sách nào cũng sẽ phải phơi bày trước nhân dân, để nhân dân đánh giá và quyết định. Đó mới chính là thái độ "do dân, vì dân" chuẩn mực mà bất kỳ cơ quan nhà nước nào cũng cần làm.

Vì họ đang sống bằng tiền "của dân"!

Nhìn lại toàn bộ vấn đề "phí chồng phí", người viết bài cho rằng có lẽ yếu tố "dân biết" chưa được quan tâm đúng mức. Yếu tố "dân bàn" đang được đặt nặng quá mức và thậm chí có phần... khôi hài khi chưa thống nhất được các khái niệm cần biết.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có một quyết định sáng suốt là lui thời điểm thu phí lại và khẳng định sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân và Chính phủ.

Lời hứa này của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ là cơ sở để "dân kiểm tra", nhưng đó là chuyện của tương lai...

Còn hiện tại, có lẽ không nên sa đà vào những tranh cãi có phần vô bổ hoặc các bài báo mang tính câu khách, PR bản thân hay bảo vệ chính sách mang màu sắc cực đoan.

Nhất Ngôn
Nguồn: Tuần Việt Nam

2012/04/04

QUỸ ĐẠO MẶC ĐỊNH

TCCL tháng 3 năm 2012
Tác giả: Uông Xuân Vy
.


Trong một video clip có cô bé bị câm điếc bẩm sinh đã hỏi người thầy dạy đàn violon cũng bị câm điếc như cô:

- Tại sao con không giống như những người khác?

Và người thầy này đã trả lời:

- Tại sao con phải giống như những người khác?

Một câu trả lời đáng để suy ngẫm phải không các bạn? Bản thân tôi, trong bao nhiêu năm qua, cũng tự đặt cho mình một câu hỏi tương tự:

- Tại sao tôi phải sống… giống như những người khác?


"Tại sao con phải giống như những người khác?" (Nguồn ảnh: Internet)

Dù muốn hay không, dù vô tình hay cố ý, hay với bất kỳ lý do gì đi chăng nữa, thì bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải đối diện với một “quỹ đạo mặc định” mà xã hội (nơi bạn sinh ra và lớn lên) đã vạch sẵn cho bạn. Quỹ đạo mặc định chính là những gì mà xã hội kỳ vọng ở bạn, nhiều khi bắt nguồn chỉ đơn giản từ việc đa số mọi người xung quanh bạn ai cũng… làm thế.

Ví dụ cho một quỹ đạo mặc định dễ thấy nhất là: lớn lên > đi học > đi làm > lập gia đình > sinh con đẻ cái >… v.v…

Nếu bạn đi chệch quỹ đạo mặc định, bạn sẽ bị người đời dán cho đủ các loại nhãn mác như “bị thần kinh”, “khác người”, “chống ề”, “hư hỏng”… Hoặc khi bạn làm một điều gì đó đi ngược lại với số đông, hay khác với những gì những người xung quanh bạn thường làm, thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được những phản ứng không mấy tích cực cho lắm. Thậm chí có lúc còn kéo theo những hệ quả nghiêm trọng như bị tẩy chay. Ở đây tôi chỉ đề cập đến những hành động không làm ảnh hưởng đến ai, mà chỉ tác động trực tiếp đến cách sống của cá nhân bạn và nằm trong phạm vi đạo đức, pháp luật.

Nếu may mắn, bạn sẽ được một vài người như gia đình, bạn bè… ủng hộ, tin tưởng và tiếp sức cho bạn. Còn nếu không, bạn sẽ phải bước đi một mình cho đến khi bạn tìm được người cùng bước đi với bạn.

Vì lẽ đó mà…

- Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám thực hiện ước mơ của mình?
- Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám đi theo tiếng gọi của con tim?
- Có bao nhiêu người trong chúng ta không dám sống một cuộc sống mà mình mong muốn?

Dù vậy, trong thực tế, vẫn có không ít người dám thoát ra khỏi “quỹ đạo mặc định” của mình để tự vẽ ra một quỹ đạo mới cho riêng họ. Bất chấp nỗi sợ hãi, họ dám “lội ngược dòng” vì họ biết rằng mình chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống. Họ biết rằng họ phải sống một cuộc sống cho chính mình, chứ không phải cho một ai khác. Và cho dù kết quả ra sao đi chăng nữa, họ biết rằng họ không bao giờ phải hối hận.



Lội ngược dòng vì mình chỉ có một cuộc đời duy nhất để sống (Ảnh: Erik Johansson)

Bạn có thể bắt gặp những con người đó trong cuộc sống hàng ngày từ những người nổi tiếng và thành công tột bậc như Steve Jobs (bỏ học để đi tìm niềm đam mê) đến những con người bình thường giản dị dám sống thật với chính mình.

Từ đáy lòng, tôi thật sự khâm phục những con người đó. Chúc cho bạn (và cho cả tôi) lòng dũng cảm, ý chí kiên cường để thiết kế cuộc sống cho riêng mình và tận hưởng những thành quả xứng đáng!



» Nghĩ khác, làm khác: có nghĩa là phải chịu rủi ro thất bại.
» Tiền đề để "nghĩ khác, làm khác" là "tự tôn", phải có "tự tôn" vừa đủ lớn mới có thể bắt đầu hành trình.
» "Nghĩ khác, làm khác" nó đã và đang là "phong trào" về tư tưởng của 1 lượng lớn thanh niên hiện đại. Vì sao vậy? Là vì thanh niên thiếu kiên nhẫn, thiếu sự trầm ổn để nhận định mình vẫn đang đi đúng đường.
» Vậy "nghĩ khác, làm khác" cũng vẫn là 1 thứ quỹ đạo mà 1 lượng lớn người tin theo, nhảy vào để rồi trở thành "củi" cho đống lửa càng cháy càng lớn.
» Vậy "lực lượng" thực sự, nó nằm ở đâu??
» Câu trả lời nằm ở cuối con đường, lúc bạn sắp lìa đời. Thấy Khổng tử ko? Ông ta dùng cả đời của mình để chứng minh "con đường" của ông là đúng.

Hàn Quốc đã “xuất khẩu văn hóa” như thế nào?


(Petrotimes) - Xuất khẩu xe hơi, hàng điện tử, mỹ phẩm và đặc biệt là xuất khẩu văn hóa, Hàn Quốc đã từng bước trở thành một cường quốc trong lĩnh vực tiếp thị và quảng bá văn hóa dân tộc ra bên ngoài. Giờ đây, sức ảnh hưởng của văn hóa không chỉ gói gọn trong châu lục mà đã lan rộng ra toàn thế giới.
Chính sách phát triển văn hóa của Hàn Quốc
Thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. Lúc này, các quốc gia sẽ phân chia và quy tụ với nhau theo nhóm phân chia dựa trên văn hóa và tôn giáo chứ không còn theo ý thức hệ như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Vậy “văn hóa” là gì? Theo GS Trần Ngọc Thêm, “văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Cụ thể hơn, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.
“Xuất khẩu văn hóa” là một khái niệm nằm trong “sức mạnh mềm”, do giáo sư Joseph S. Nye thuộc Đại học Harvard đặt ra vào năm 1990. “Sức mạnh mềm” là thuật ngữ nói đến các phương cách phi truyền thống mà một quốc gia sử dụng nhằm tạo ảnh hưởng. Đối với Hàn Quốc, đó là việc tiếp thị, quảng bá văn hóa và sử dụng văn hóa dân tộc để làm ảnh hưởng, tác động tới các quốc gia khác.
Với trường hợp Hàn Quốc, vào những năm 1960, Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 87 USD năm 1962 và cái tên “Hàn Quốc” cũng chẳng được thế giới biết đến quan tâm chú ý nhiều lắm. Nhưng với ý chí kiên cường và những chính sách phát triển đúng đắn, Hàn Quốc ngày nay đã được cả thế giới biết đến không chỉ là một trong 10 cường quốc kinh tế trên thế giới với GDP năm 2011 lên tới 832,5 tỉ USD (gần bằng GDP của 10 nước ASEAN cộng lại) thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD (và bằng 28 lần mức bình quân của Việt Nam) với nhiều sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi quốc gia, khu vực trên thế giới.

"Làn sóng Hàn Quốc" bắt đầu từ năm 1999-2000
Lý do cho sự thành công vượt trội này của Hàn Quốc là gì? Đó là bên cạnh các ngành công nghiệp, Hàn Quốc coi văn hóa cũng là một thị trường tiềm năng, cụ thể, đó là điện ảnh và sau đó là ngành công nghiệp giải trí. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đầu tư đến điện ảnh nước nhà bằng cách tiếp thu những tinh hoa của điện ảnh thế giới và sáng tạo phong cách làm phim riêng, điện ảnh Hàn Quốc đã nắm bắt được tâm lý giới trẻ trong nước và các phim trưởng rất gần gũi với cuộc sống, nội dung phim và diễn viên được chọn lựa kỹ càng trong khi cảnh quay đòi hỏi sử dụng kỹ xảo, kinh phí và mức độ hoành tráng cũng không kém gì phim Mỹ.
Năm mở đầu cho “Làn sóng Hàn Quốc” vào những năm 1999 – 2000, khi giới trẻ đã chán ngán với những bộ phim tâm lý xã hội, xã hội đen hay những đề tài chính luận khô cứng của Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… thì Hàn Quốc tung ra các bộ phim với nội dung nhẹ nhàng, gần gũi với lợi thế là ngoại hình diễn viên, góc quay, nhạc phim… dễ đi vào lòng người. Và đến năm 2002, khi bộ phim “Bản tình ca mùa đông” được phát sóng, “trào lưu Hàn Quốc” hay “Hallyu” đã thực sự tác động mạnh mẽ vào đối tượng khán giả của các nước trong khu vực châu Á. Từ đây, một loạt các bộ phim “lấy nước mắt” của Hàn Quốc ra đời, cùng với đó là sự thành công và nổi tiếng của lớp diễn viên Bae Yong Jun, Choi Ji Woo…
Đến năm 2006, các ban nhạc hay nghệ sĩ này mới thật sự nổi đình nổi đám trong khu vực và soán ngôi hoàn toàn các nghệ sĩ trong nước. Kể từ đó, doanh thu từ các đĩa CD, DVD và các trò chơi điện tử Hàn Quốc tăng đều đặn. Riêng trong năm nay, con số này đã tăng lên đến 14% đạt 3,8 tỉ USD. Theo nhận định của một nhà cựu ngoại giao Hàn Quốc, nếu Hollywood kiểm soát khoảng 30% ngành văn hóa thế giới, thì Hàn Quốc chiếm khoảng 5%. Điều này cũng có thể lý giải tương tự như hiện tượng “Giấc mơ Mỹ” mà Hollywood mang lại. Và giờ đây, “làn sóng văn hóa Hàn Quốc” hay “Hallyu” đã làm thay đổi bộ mặt cả đất nước, đặc biệt là kinh tế.

"Bản tình ca mùa đông" - một bộ phim mở đầu cho "làn sóng Hallyu"
Bí quyết thành công của phim Hàn Quốc là tính truyền thống, nặng Nho giáo, được gói trọn trong nội dung, nhưng lại được thể hiện bằng nhiều phương tiện hiện đại. Nhiều bộ phim trong số đó lấy bối cảnh từ chính xã hội hiện tại của Hàn Quốc, giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh từ xã hội này, do vậy, những quốc gia có nét văn hóa tương đồng như Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp nhận.
Phim ảnh Hàn Quốc đã đẩy lùi con số nhập khẩu phim Hollywood từ con số 76% phim chiếu ở các rạp xuống còn 14% vào năm 1999 đã làm cho các nhà sản xuất phim cũng như Chính phủ cảm thấy rằng: sản xuất phim nội rõ ràng là có lợi hơn phim ngoại lên họ đã tiếp tục đầu tư mọi nguồn lực để phát triển hơn nữa ngành điện ảnh nước nhà. Chính quyền Seoul cũng đã có kế hoạch biến Liên hoan phim Pusan thành một Liên hoan Cannes của châu Á.
Đặc biệt, vào năm 2009, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã khẳng định: “Văn hóa sẽ là nguồn vốn quyết định kinh tế trong thế kỷ 21. Chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống mà trong đó, tất cả mọi người bất kể đang sống ở đâu và thuộc tầng lớp xã hội nào cũng có thể được trải nghiệm văn hóa trong đời sống hàng ngày”. Ông cho rằng, một đất nước tiến bộ và phát triển bậc nhất không phải chỉ đơn thuần có thu nhập cao, mà là một đất nước có nền văn hóa phát triển ở cấp độ cao cân bằng với sự phát triển của kinh tế.
Như vậy, chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng việc phát triển văn hóa của mình, bên cạnh đó, còn có tham vọng đưa văn hóa và ẩm thực truyền thống Hàn Quốc cạnh tranh ra toàn cầu và đưa Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có nền văn hóa phát triển cao trên thế giới.
Truyền thông – vũ khí của làn sóng Hallyu
Nhắc tới chiến dịch “xuất khẩu văn hóa” của Hàn Quốc thì không thể không nhắc tới mạng lưới truyền thông khổng lồ và rộng khắp của đất nước này. Không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Hàn Quốc sử dụng truyền thông làm phương tiện để quảng bá văn hóa Hàn với đặc tính lan truyền nhanh và tác động mạnh của nó.
Bản thân ngành truyền thông của Hàn Quốc cũng rất phát triển. Họ là một trong những nước châu Á đầu tiên xây dựng thành công ngành kinh tế truyền thông. Ngành kinh tế đặc thù này – thông qua các tập đoàn truyền thông – đã góp phần đưa truyền thông Hàn Quốc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu giải trí, thông tin… của công chúng.
Chỉ xét riêng truyền hình, Hàn Quốc hiện nó rất nhiều Đài truyền hình tư nhân như SBS, MBC, CBS, KTV, Arirang… và một Đài truyền hình TW là KBS. Ở đây không có sự phân biệt giữa đài tư nhân và đài quốc gia về về tài chính và quyền lợi. KBS hàng năm vẫn nhận được một khoản từ quỹ chính phủ nhưng số tiền này rất nhỏ so với những nguồn lợi nhuận khác. Năm vừa qua, 37,8% lợi nhuận của KBS là do các kênh truyền hình trả tiền mang lại, 47,6% là số tiền thu được từ quảng cáo, hơn 10% còn lại do các nguồn khác như bản quyền truyền hình, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, hỗ trợ của chính phủ…

Hàn Quốc đã đưa văn hóa dân tộc ra toàn thế giới
Chính vì không nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ, nên các kênh truyền hình, đặc biệt là 3 “ông lớn” KBS, MBC và SBS cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Các thông tin được đăng tải trên 3 kênh này thường không bao giờ lấy của nhau. Các bộ phim được coi là “át chủ bài”, ngoài khoản tiền đầu tư cực lớn, cũng phải sắp xếp thời gian chiếu để tránh “đụng” nhau.
Bên cạnh đó, 3 “ông lớn” cũng không bỏ qua cơ hội được quảng bá thương hiệu. Đó là lý do tại sao trong phim Hàn Quốc, các nhân vật đều sử dụng điện thoại Anycall (Samsung) – một thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung đã tài trợ một khoản không nhỏ để có thể độc quyền xuất hiện cùng các ngôi sao phim ảnh nhưng những gì họ thu lại cũng hoàn toàn xứng đáng. Đây là một hình thức quảng cáo dễ được chấp nhận và hữu hiệu nhất.
Mặc dù cạnh tranh lẫn nhau rất khốc liệt, nhưng mục đích chung của các kênh truyền hình đều là quảng bá văn hóa của đất nước. Nội dung của các kênh truyền hình này (đặc biệt là các kênh chiếu ở nước ngoài như Arirang hay KBS World) đều nhấn vào hình ảnh đất nước với nền văn hóa vừa truyền thống và vừa hiện đại. Vì lẽ đó một trong những điểm mạnh của truyền thông Hàn Quốc là khả năng khai thác tốt những nét văn hóa truyền thống.
Tuy hoàn toàn độc lập về kinh tế và cách thức quản lý với chính phủ nhưng các kênh truyền hình Hàn Quốc đã trở thành tiếng nói của toàn đất nước, là một phương tiện để chính phủ quảng bá đất nước mình ra ngoài thế giới. Đó là một trong những nhiệm vụ to lớn được đặt ra của truyền thông Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc góp phần "khai sinh" các ca sĩ, ban nhạc thần tượng
Sự phát triển của truyền thông cũng đã kéo theo sự bùng nổ của ngành công nghiệp giải trí và ngược lại, ngành công nghiệp giải trí trở thành “nguồn tin” cho truyền thông. Như đã nói ở trên, chính sách phát triển văn hóa không chỉ dừng lại ở việc đầu tư cho lĩnh vực điện ảnh, mà còn có lĩnh vực âm nhạc game-show, talk-show truyền hình. Chính điều này đã cho ra đời hàng loạt các “ông lớn” trong lĩnh vực giải trí như SM Entertainment, YG Entertainment, Mnet Media, JYP Entertainment… Bên cạnh các diễn viên điện ảnh, các ca sĩ và nhóm nhạc hàng đầu cũng góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh một đất nước Hàn Quốc trẻ trung, sôi động và hiện đại đến với công chúng trong khu vực và trên thế giới.
Nhờ công nghệ lăng –xê mà ngành giải trí Hàn Quốc đã xuất hiện hàng loạt ca sĩ thần tượng, diễn viên thần tượng và góp phần “Hàn hóa” thanh thiếu niên của nhiều quốc gia. Ngay cả Trung Quốc, một trong những đất nước giàu truyền thống nhất thế giới, cũng chịu ảnh hưởng của làn sóng này. Những chương trình của Hàn Quốc đã chiếm một thời lượng không nhỏ trên các kênh truyền hình, thậm chí trên cả các kênh của truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.

... và các talkshow trên truyền hình
Hàn Quốc trở thành quốc gia có chương trình phát sóng nhiều nhất trên các kênh truyền hình của Trung Quốc, bỏ xa hai đại gia lớn là Mỹ và Nhật Bản. Điều này cũng diễn ra tại hầu hết các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á và Đông Nam Á như Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Trên các kênh truyền hình của các nước này, trung bình mỗi ngày có 3-5 tiếng chiếu phim và ca nhạc của Hàn Quốc.
Như vậy, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của truyền thông Hàn Quốc trong việc thúc đẩy làn sóng văn hóa Hàn tới với các quốc gia và tác động mạnh mẽ tới tầng lớp thanh, thiếu niên của các quốc gia đó.
“Xuất khẩu văn hóa” – Hàn Quốc được gì?
Với chiến lược và quyết tâm đưa “văn hóa” trở thành một thị trường tiềm năng, tính đến thời điểm này, Hàn Quốc đã thực sự thành công. Văn hóa Hàn Quốc không chỉ có ảnh hưởng tới các quốc gia trong khu vực mà còn tác động và phủ sóng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới.
Về kinh tế, có thể khẳng định chiến lược “xuất khẩu văn hóa” đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, xuất khẩu văn hóa đã đem đến cho nước này khoản lợi nhuận 794 triệu USD năm 2011, tăng 25% so với năm 2010 với con số 637 triệu USD, cao nhất kể từ năm 1980. Trong khi đó, tình trạng nhập siêu văn hóa của Hàn Quốc giảm mạnh. Quốc gia này chỉ phải chi 224 triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm văn hóa nước ngoài, giảm  42% so với năm 2010.

Nhiều phim trường trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng
Ngoài điện ảnh thì “Korea wave” hay “Hallyu”, “Dynamic Korea” còn bao gồm cả âm nhạc, thời trang, mĩ phẩm…, thị trường nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia châu Á đã bị chinh phục bởi truyền hình và âm nhạc, các nhãn hiệu thời trang và mĩ phẩm và tạo nên sự bùng nổ của ngành thời trang, giải trí và thẩm mĩ tại đất nước Nhân Sâm và nhiều quốc gia châu Á khác.
Trong chiến lược “Hallyu” của mình thì Chính phủ Hàn Quốc chủ trương phương pháp hoá tự do ngành thời trang, mĩ phẩm, âm nhạc, giải trí và đã thật sự đưa Hàn Quốc trở thành trung tâm mua sắm, nghe nhìn của cả châu lục.
Có lẽ trong giới kinh doanh thời trang và âm nhạc Hàn Quốc cũng như châu Á thì các tên “Dong De mul” cũng đã trở lên quen thuộc với họ không biết tự bao giờ. Chỉ trong vòng 5 năm, ngành thời trang Hàn Quốc đã cạnh tranh mạnh mẽ và loại khỏi đối thủ Nhật Bản.

Mỹ phẩm - một trong những mặt hàng thu lợi nhuận lớn của Hàn Quốc
Không chỉ vậy Hàn Quốc còn biết đến là một cường quốc về mĩ phẩm, hiện nay mĩ phẩm của Hàn Quốc đã vượt mặt Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông … để trở thành một trong 5 quốc gia có ngành mĩ phẩm phát triển nhất thế giới. Hàng chục các thương hiệu mĩ phẩm như DeBon, E100, Biore, DuobleRich … đã trở lên quá quen thuộc với lớp trẻ Châu Á và ở cả nhiều quốc gia trên thế giới.
Về du lịch, do sức ảnh hưởng của các bộ phim Hàn Quốc như “Bản tình ca mùa đông”, “Nàng Dae Jang Geum” hay “Ngôi nhà hạnh phúc”, số lượng khách du lịch đổ về Hàn Quốc ngày một đông, một phần để tham quan những địa điểm xuất hiện trong các bộ phim, phần khác cũng để thưởng thức những món ăn đã trở thành thương hiệu của đất nước này. Những dịch vụ du lịch trọn gói mang tên “Hallyu tour” (Du lịch làn sóng Hàn) ngày càng đa dạng và phong phú. Tham gia các dịch vụ này du khách có thể đến thăm trường quay, những địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon đã từng xuất hiện trong những bộ phim của Hàn Quốc.
Vào 10 tháng đầu năm 2005, theo thống kê của Bộ Văn hoá và Du lịch Hàn Quốc đã có khoảng 550.000 khách du lịch đến thăm địa điểm đóng các bộ phim của Hàn Quốc trong đó phần lớn là khách Nhật Bản và Đài Loan. Năm 2003 có 2,8 triệu lượt khách thì đến năm 2004 con số này đã là 3,7 triệu. Năm 2011, Hàn Quốc đã thu hút hơn 8,8 triệu du khách nước ngoài nhờ vào thành công của các bộ phim truyền hình – đó thực sự là những con số đáng mơ ước đối với bất kỳ quốc gia nào. Hàn Quốc giờ đây trở thành điểm đến đầu tiên của du khách Trung Quốc, đứng trước Hồng Kông và Ma Cao. Không những thế, văn hóa Hàn Quốc, còn thu hút lượng du học sinh đến du học trên quần đảo này ngày càng đông. Tính từ năm 2001, số du học sinh nước ngoài tăng đều đặn khoảng 27% mỗi năm.

Số du học sinh nước ngoài đến Hàn Quốc đã tăng mạnh
Hiện nay tại Hàn Quốc, văn hoá có ảnh hưởng đáng kể đến chính trị, kinh tế và xã hội. Chẳng hạn nhiều người dân xứ Kim Chi đã đề nghị ngôi sao điện ảnh Bae Yong Joon làm nghị sĩ, còn nữ diễn viên Lee Yong Ae sau bộ phim nàng “Dae Chang Geun” đã được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của UNICIEF tại Hàn Quốc. Diễn viên Jang Dong Gun, cùng với nhóm nghệ sĩ bóng đá Hàn Quốc đã thực hiện chuyến lưu diễn hoạt động từ thiện tại Việt Nam và vòng quanh thế giới để quảng bá hình ảnh và văn hoá Hàn Quốc. Những việc làm này đã giúp cho hình ảnh của đất nước Hàn Quốc trở nên đẹp hơn, văn hóa hơn trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế.
Không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trong nước, “làn sóng Hallyu” còn tác động đến văn hóa của nhiều quốc gia khác, đặc biệt tới tầng lớp thanh, thiếu niên. Các xu hướng thời trang, trang điểm, ẩm thực… đều được giới truyền thông Hàn Quốc “update” dưới nhiều dạng khác nhau và dễ dàng trở thành trào lưu, thành “mốt” đối với các bạn trẻ. Đặc biệt, các sản phẩm có mác “made in Korea” được nhiều người tiêu dùng ưu ái, sức mua tăng mạnh. Sự ảnh hưởng này bao gồm cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Tích cực là khi chúng ta có sự giao thoa văn hóa, học hỏi những điều hay, tân tiến và hợp với quy luật vận động, phát triển. Sự giao thoa này khiến các quốc gia gần gũi và hiểu được phong tục, tập quán, các nét văn hóa truyền thống cũng như hiện đại của nhau.

Món ăn Hàn Quốc không còn lạ lẫm với nhiều người Việt Nam
Còn tiêu cực, là khi chúng ta bị cuốn theo làn sóng văn hóa ngoại lai trong khi nền văn hóa của dân tộc chưa được giữ gìn và nhìn nhận đúng đắn, sẽ dẫn đến tình trạng nền văn hóa của quốc gia đó trở nên lai căng và tạp nham.
Việc một quốc gia ảnh hưởng văn hóa tới một quốc gia khác là điều không hiếm gặp, nhưng không có nghĩa nó sẽ tạo ra cả một làn sóng lan rộng và tác động trực tiếp vào các châu lục và trên phạm vi toàn thế giới. Hàn Quốc là một trong những trường hợp hiếm hoi đã khẳng định được sự thành công trong việc quảng bá văn hóa dân tộc.
Rất nhiều quốc gia đã coi chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước bằng truyền thông của Hàn Quốc là con đường mẫu mực, trong đó có cả cường quốc về văn hóa truyền thống – Trung Quốc.
Nhìn nhận đúng cách thức mà Hàn Quốc đã phát triển nền văn hóa của họ trên phạm vi châu lục và thế giới, Việt Nam – một quốc gia có nền văn hóa truyền thống lâu đời và quý báu – có lẽ sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội do văn hóa mang lại. Đó không chỉ là việc tuyên truyền văn hóa trong phạm vi quốc gia, mà cần coi đó là một thị trường đầy tiềm năng để quảng bá, tiếp thị ra quốc tế.
Bây giờ vẫn chưa quá muộn nếu chúng ta bắt tay vào xây dựng một chiến lược lâu dài và bền vững cho vấn đề này bằng cách thành lập ủy ban quốc gia về truyền bá văn hóa trong và ngoài nước. Lợi ích trước mắt chúng ta có thể thu được là thúc đẩy ngành du lịch phát triển hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực. Về lâu dài đây sẽ là nguồn “sức mạnh mềm” có thể giúp Việt Nam phát huy tầm ảnh hưởng của mình trên khu vực cũng như toàn thế giới – như cách mà Hàn Quốc đã thành công trong việc “xuất khẩu văn hóa” của họ.
 Vương Tâm
Nguồn: Petrotimes.vn