2012/10/28

Con đường giúp bạn tăng chỉ số thông minh và khả năng tư duy


Bạn có bao giờ cảm thấy mình kém cỏi so với những người khác? Xấu hổ khi không trả lời được bài? Ai cũng sẽ có lúc như vậy. Tất nhiên, bạn không thể biết được hết mọi thứ nhưng luôn nỗ lực và sử dụng vài mẹo nho nhỏ sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn. Còn chần chừ gì, hãy trở nên thông minh hơn từ ngày hôm nay.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


1. Cải thiện trí nhớ 

Những người được coi là thông minh thường thể hiện rằng có có một khả năng ghi nhớ đáng khâm phục. Trí nhớ cũng phụ thuộc vào IQ nhưng cũng phụ thuộc vào việc rèn luyện nữa. Bạn hãy cố gắng cải thiện trí nhớ của mình bằng cách nhớ lại những kỉ niệm, học cách sử dụng từ khóa để gợi nhớ và tập trung hơn đến những chi tiết nhỏ trong cuộc sống. Tuy nhiên thế không có nghĩa là bạn phải căng óc ra nhớ mọi thứ, hãy lựa chọn những kỉ niệm đẹp, niềm vui hoặc kiến thức thú vị. Thay bằng nhồi nhét bộ não thì hãy kích thích nó bằng những điều thú vị. Hãy tạo cho các sự vật, sự việc của bạn một chuỗi liên kết nào đó để khi nhắc đến một phần là sẽ nhớ toàn bộ, ghép chúng vào một hình ảnh làm bạn ấn tượng. Hãy nhóm các thông tin cùng một lĩnh vực. Tổ chức cuộc sống một cách hợp lý qua thời khóa biểu, giấy nhớ cũng sẽ giúp bộ nhớ của bạn linh hoạt hơn. Ngoài ra hãy chú ý đến những thực đơn ăn uống giúp tăng trí nhớ lên.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


2. Học tập một cách hiệu quả hơn

Hãy cải thiện kỹ năng của mình, có thể là ở trường lớp, có thể là ở môi trường làm việc. Mọi việc xung quanh đều cần kỹ năng. Thứ nhất là hãy rèn luyện cho thông thạo, sau đó tìm ra cho mình hướng làm bài/việc một cách linh hoạt, đỡ tốn thời gian nhất. Và đừng cố ép mình phải giống người khác. Mỗi người đều có thế mạnh và đặc điểm riêng, bạn nên nhận biết được đâu là khả năng của mình và vận dụng nó để hấp thu kiến thức dễ dàng nhất. Việc nhồi nhét không theo ý muốn cũng có thể làm đầu óc bạn ì ạch. Bạn nên luyện tập cho mình sự kiên nhẫn và quyết tâm nếu thực sự muốn học một thứ gì đó.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


3. Hãy đọc thật nhiều 

Phương pháp này giống như sự tích hợp của phương pháp 1 và 2 một cách thư giãn. Mọi kiến thức của con người đều nằm trong sách vở, tạp chí và internet. Nếu ham đọc, bạn sẽ có được kiến thức. Và dần qua thời gian, bạn sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức một cách tự nhiên. Nếu bạn mới bắt đầu đọc, hãy đọc chậm, kỹ và hiểu. Nếu càng đọc nhiều, dần sau này tốc độ đọc của bạn sẽ càng nhanh. Hứng thú đọc lúc đầu có thể không nhiều nên đừng chọn những cuốn sách khô khan mà hãy bắt đầu từ sở thích của mình. Sau đó sự tò mò sẽ khiến bạn ham tìm hiểu các lĩnh vực khác. Môi trường đọc cũng quan trọng, đừng đọc sách ở nơi ồn ào, nó sẽ phân tán sự tập trung của bạn, hãy chăm chỉ đến thư viện. Giữa cả một không gian như vậy, bạn sẽ dễ có hứng thú hơn … Và có một sự thật rõ ràng là, những người thông minh cũng thường hay được gọi là mọt sách.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


4. Hãy tò mò và chọn lọc nhiều hơn 

Như đã đề cập, sự tò mò sẽ kích thích bạn phải tìm hiểu. Mà để thực sự hiểu được một vấn đề nào đó thì sẽ cần tham khảo nhiều nguồn tư liệu. Mỗi nơi một chút, bạn sẽ có được nhiều. Kể cả những người thông minh vượt bậc cũng phải luôn phải thử thách và tìm hiểu mọi thứ. Nhưng tất nhiên sự tò mò ấy phải đi đúng hướng tích cực, không thể tò mò về những thứ làm mình lệch lạc được. Tập chọn lọc cho mình nguồn thông tin có ích nhất sẽ giúp bạn đỡ mất thời gian và công sức.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


5. Học hỏi từ cuộc sống 

Có thể vốn kiến thức sách vở của bạn nhiều, nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống không chỉ có trong sách vở. Bạn phải trau dồi vốn kiến thức xã hội, kĩ năng sống. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, công cộng là cách tốt để luyện tập. Mọi lúc mọi nơi, từ trường học đến công viên, từ lúc ăn đến lúc làm việc, hãy khám phá và chú ý từ những điều nhỏ nhặt. Và cũng đừng ngại thử nghiệm trong cuộc sống nếu bạn tìm ra được một làm việc mới mẻ của riêng bạn. Đừng quên là luôn học hỏi người khác, bạn gặp khó khăn hay thắc mắc, hãy hỏi người biết nhiều hơn mình. Giả dốt sẽ làm bạn dốt đi. Những người thông minh sẽ luôn hiểu mình cần hoàn thiện từ những người khác.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


6. Đừng ngại khi hỏi hoặc nhờ vả ai đó


Sẽ rất tốt nếu bạn có thể tự mình tìm tòi và học hỏi, tuy nhiên "biển học vô biên" và bạn không thể có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc. Vì vậy đôi khi bạn sẽ gặp một vấn đề khó khăn, trong khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể giải quyết được. Đừng bỏ cuộc ! Hãy tìm đến sự giúp đỡ của người khác, những người có kiến thức, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm hơn bạn, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà còn học hỏi được rất nhiều điều. Tuy nhiên đừng nên ỷ lại vào người khác, và hãy suy nghĩ kỹ trước khi hỏi, hãy nhớ rằng: 'một câu hỏi thú vị luôn khiến người khác có hứng thú trả lời'.

7. Hướng dẫn người khác


Việc hướng dẫn cho người khác không chỉ giúp đỡ họ, mà còn giúp ích rất nhiều cho bản thân bạn, vì vậy khi bạn bè hoặc ai đó có một câu hỏi hay thắc mắc về một vấn đề mà bạn am hiểu, đừng vội từ chối và cho rằng việc hướng dẫn người khác là mất thời gian. Việc trả lời câu hỏi của người khác sẽ giúp trí não bạn được rèn luyện, nhớ lại những kiến thức cũ và hơn hết là rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết phục người khác.
con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy

8. Thử thách mình 

Không thể tiến lên nếu luôn giữ mình ở một trạng thái đều đều. Hãy thử thách mình. Bạn có thể học thêm một môn thể thao mới, hay chơi một nhạc cụ. Tự nhiên kĩ năng và kiến thức ở lĩnh vực đó sẽ phát triển. Ban đầu có thể bạn rất kém hoặc chưa biết gì, nhưng với sự kiên nhẫn thì sẽ ổn cả thôi. Một phương pháp nữa là bạn nên dạy người khác, việc dạy người khác cũng thúc đẩy bạn phải hiểu nhiều hơn và rõ hơn. Và khi dạy người khác, trí não bạn sẽ phải ghi nhớ kiến thức sâu, bạn sẽ được học sinh đặt ra cho các câu hỏi. Nếu giải đáp được những thắc mắc của người khác thì thực sự bạn đã hiểu vấn đề. Trí não cũng linh hoạt hơn nhiều.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy

9. Học thêm một ngoại ngữ

Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc học thêm một ngoại ngữ có thể làm con người thông minh hơn. Những đứa trẻ từ nhỏ đã được dạy ngoại ngữ tỏ ra thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác. Việc học ngoại ngữ có thể làm tăng trí nhớ, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, cảm giác và phản xạ, hơn thế nữa nó còn giúp bạn hiểu thêm về một nền văn hóa.


10. Học từ mới và làm bài tập 

Nếu bạn còn học tập thì đây là một việc không thể thiếu. Sự lười biếng sẽ làm trí óc trì trệ. Học từ mới mỗi ngày sẽ tạo ra được thói quen tốt. Còn bài tập thì đương nhiên là phải làm nếu bạn thông minh và không muốn bị phạt. Nếu biết thứ ngôn ngữ nào, hãy thường xuyên trau dồi nó. Còn nếu đã giỏi và còn thời gian, học thêm thứ tiếng mới là điều bạn nên làm. Nhưng nhớ rằng, dù học gì hay chơi gì cũng phải luyện tập thường xuyên để có được kĩ năng tốt nhất.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy


11. Rèn luyện kỹ năng viết

Bạn có thể viết bằng ngôn ngữ của mình hoặc bằng một ngoại ngữ nào đó, dù bằng cách nào đi nữa kỹ năng viết sẽ giúp bạn tăng tư duy logic, sắp xếp các sự kiện và tình huống, tăng khả năng ghi nhớ. Bạn có thể viết về bất kỳ đề tài gì, có thể là cảm nhận về một cuốn sách, một bộ phim, về một người bạn, thậm chí là viết về tình hình kinh tế thế giới. Rèn luyện kỹ năng viết không chỉ giúp tăng khả năng tư duy, mà còn là một phương pháp hữu hiệu giúp giải tỏa căng thẳng, chia sẻ đặc biệt khi các mạng xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay.

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy

12. Tìm một niềm đam mê và tìm hiểu về nó

Tìm hiểu những thứ bạn thích luôn là một điều dễ dàng hơn việc tra cứu tài liệu đại số hay giải tích. Do đó khi tìm hiểu các kiến thức về niềm đam mê của bản thân, bạn có thể tập trung, tư duy và trí nhớ hoạt động hết công suất mà vẫn luôn cảm thấy thú vị và có một động lực rất lớn. Dần dần sẽ hình thành trong bạn thói quen tìm tòi và khám phá, rèn luyện trí thông minh, bên cạnh đó các kiến thức thu được cũng giúp bạn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống sau này. Tuy nhiên hãy tìm những niềm đam mê hữu ích, như âm nhạc, nhiếp ảnh, công nghệ hay nghệ thuật và thậm chí là các môn học như toán, lý, hóa ... 

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy

13. Lựa chọn môi trường tiếp xúc

Có câu rằng “gần đèn thì rạng, gần mực thì đen”. Nếu có thể, hãy đặt mình trong môi trường tốt nhất. Môi trường tốt là một môi trường tích cực, nhiều cá nhân xuất sắc, cầu tiến và thông minh. Ở trong một môi trường như vậy cũng đòi hỏi bạn phải cố gắng nỗ lực vươn lên đủ tầm để hòa nhập với họ. Sự thúc đẩy này là cần thiết.


14. Điều cuối cùng

Hãy luôn nghĩ rằng mình không phải là người thông minh, bởi chính tư tưởng đó sẽ kìm hãm bạn, khiến bạn không thể tiếp tục phấn đấu và phát huy hết khả năng của bản thân mình. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng mình là kẻ ngu dốt, vì chính Edison đã từng nói: "Thiên tài bao gồm 1% tài năng bẩm sinh và 99% là do rèn luyện". Hãy luôn là kẻ dại khờ và khát khao kiến thức như lời của thiên tài quá cố Steve Job: "Stay hungry stay foolish".

con-duong-giup-ban-tang-chi-so-thong-minh-va-kha-nang-tu-duy

Tham khảo: wikihow
Nguồn: Genk.vn

2012/10/26

Ngôn ngữ cơ thể


Hiểu được giao tiếp không lời:


Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp thật sự không tin vào điều ai đó đang nói? Bạn có cảm giác rằng có điều gì đó không ổn hoặc giả dối ở đây? Có thể họ nói “Có”, kỳ thực trong thâm tâm họ lại ngầm phủ định chuyện đó.

Sở dĩ có hiện tượng người này nói một đằng nhưng người kia hiểu một nẻo đều là do ngôn ngữ cơ thể gây ra cả. Vì thế để hiểu chính xác và hiệu quả được ý người khác khi giao tiếp với họ, trước hết bạn phải tập làm quen với các dấu hiệu cũng như biểu hiện của loại ngôn ngữ đặc biệt này đã.

Đôi khi chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chúng, nhưng đôi khi lại không. Nói một cách chi tiết, sự vận động, cử chỉ, nét mặt hay thậm chí cả sự thay đổi tư thế đều bộc lộ phần nào đó về con người chúng ta, và những gì mà ta đang giấu trong lòng cũng đều có thể biểu hiện ra bên ngoài.

Nắm bắt được ngôn ngữ của cơ thể và ý nghĩa của chúng, bạn có thể “nhìn thấu” được người khác và hiển nhiên điều đó tạo ra cho bạn có lợi thế to lớn hơn họ khi giao tiếp. Hơn nữa, nếu bạn đã thành thạo trong việc thấu hiểu người khác, bạn cũng có thể làm tốt trong việc chuyển giao thông điệp của mình đến với họ chính xác, tránh để các ngôn ngữ cơ thể gây ra hiểu lầm đáng tiếc.

Tôi chắc rằng ai mà chẳng có lần lời nói cửa miệng và biểu hiện cơ thể lại mâu thuẫn với nhau. Loại ngôn ngữ không lời này có ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề đối nhân xử thế của ta với người khác, và ngược lại, người khác đối với ta.

Nói đến đây cũng rõ, bài viết này nhằm mục đích giải thích cho bạn ngôn ngữ không lời và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất khi giao tiếp với người khác.

Ấn tượng đầu tiên và sự tự tin


Thử nhớ lại lần đầu tiên bạn gặp ai đó tại công sở hoặc lần cuối cùng bạn theo dõi một người trình bày bài thuyết trình của họ.

Ấn tượng ban đầu của bạn là gì? Bạn có thấy được sự tự tin nơi họ không? Bạn có muốn tiếp xúc với họ không? Và bạn có bị họ thuyết phục không?


Có hai trường hợp.


Trường hợp thứ nhất: Họ sải bước vào phòng, bạn chào họ và cả hai bắt tay thật chặt. Trong suốt quá trình giao tiếp, bạn để ý thấy họ luôn duy trì giao tiếp bằng mắt, nét mặt và cử chỉ thoải mái nhẹ nhàng, cởi mở.

Trường hợp thứ hai: Họ rụt rè đi vào, chào hỏi nhưng lại không nhìn vào mắt bạn, bắt tay nhưng cái bắt tay lại thật ủ rũ. Trong lúc cả hai đang nói chuyện họ cứ nhìn đâu đâu, nét mặt thì toát lên vẻ căng thẳng, cử chỉ và điệu bộ thì cứng nhắc, gò bó.


Khi bạn quan sát một ai đó, bạn có thể đánh giá xem người đó có tự tin hay không bằng cách kiểm tra xem những biểu hiện sau:

Biểu hiện của người tự tin:


-Tư thế: Đứng thẳng lưng.

-Giao tiếp mắt: luôn duy trì cộng với nụ cười thường trực trên môi.

-Cử chỉ của tay: Quả quyết, khoan thai.

-Lời nói: Chậm rãi và rõ ràng.

-Âm lượng giọng nói: Vừa phải.

Nắm được những điều này, bạn không những có thể “giải mã” được người khác mà còn vận dụng cho bản than trong một số trường hợp cần thiết.

Ví dụ, bạn chuẩn bị có một bài thuyết trình lớn hoặc sắp tham dự một cuộc họp quan trọng nhưng lại không đủ tự tin. Vậy tại sao lại không “trang bị” sự tự tin tạm thời cho mình bằng những kiến thức ở trên.

Những cuộc họp mặt thử thách và sự phòng ngự.


Đã bao giờ bạn tham dự một cuộc họp mặt quan trọng và đầy khó khăn. Có thể đó là một buổi kiểm duyệt khả năng làm việc hoặc một buổi thương lượng ký kết hợp đồng chẳng hạn, vân vân. Sẽ thật may mắn nếu bạn và đối tác cởi mở, lắng nghe lẫn nhau để suôn sẻ đi đến kết quả tốt đẹp sau cùng.

Nhưng nếu dễ như thế thì chẳng cần phải nói, thường thì đối tác sẽ ở trạng thái phòng ngự và không thực sự chú ý đến điều bạn nói. Nếu chuyện này diễn ra trong một buổi họp thẩm định, bạn phải nhắc nhở đồng nghiệp thay đổi hành vi của họ, rằng bạn rất mong họ có thái độ hợp tác với những gì bạn đang cố gắng truyền đạt.

Một số dấu hiện chứng tỏ người nói chuyện với bạn đang ở tư thế phòng thủ là:

-Tay/cánh tay thu lại sát cơ thể.

-Rất ít biểu lộ cảm xúc nét mặt.

-Cơ thể có xu hướng tránh xa bạn.

-Hai cánh tay bắt chéo trước ngực.

Bằng cách nhận biết những biểu hiện trên, bạn có thể thay đổi cái bạn đang nói đến và cách bạn truyền đạt vấn đề đó để khiến người đó cũng thay đổi thái độ của họ theo một hướng tích cực hơn.

Tương tự, nếu bạn cũng cảm thấy mình hơi phòng thủ trong một cuộc đàm phán, hãy nhớ điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp với hoàn cảnh khi đấy, rằng bạn đang thật sự cởi mở và tiếp thu vấn đề mà đối tác đang thảo luận.


Làm việc nhóm và sự thiếu hợp tác


Bạn có bao giờ đứng thuyết trình nhưng nhìn xuống dưới thấy mọi người ngáp lên ngáp xuống không? Có nghĩ đến chuyện làm việc với một nhóm để cùng chia sẻ và thống nhất trách nhiệm cũng như thời hạn kết thúc? Mọi người đều có sẵn ý tưởng hay tỏ ra bất hợp tác ?

Ai khi thuyết trình với nhóm cũng muốn nhận được sự hưởng ứng 100% cả mặc dù điều này không phải lúc nào cũng được. Tuy nhiên bạn có thể chủ động lôi kéo thính giả nếu thấy họ đang có vẻ chán bài thuyết trình của bạn. Một vài biểu hiện cần lưu ý:

-Đầu cúi xuống.

-Mắt đờ đẫn hoặc nhìn vào thứ gì khác.

-Tay bỏ trong túi quần hoặc cầm bút lên nghịch.

-Viết, vẽ linh tinh.

-Ngồi trượt dài trên ghế.

Khi bạn nhận ra một ai đó không tập trung, bạn có thể ra tay để lôi kéo sự chú ý của họ, bằng cách hỏi người nào đó một câu trực tiếp chẳng hạn. Và khi chuyện này xảy ra, hãy chắc rằng ngôn ngữ cơ thể của bạn diễn đạt chính xác điều mà bạn muốn.


Dối trá


Trong tất cả những biểu hiện về ngôn ngữ cơ thể mà chúng ta đã, đang và sẽ nói tới ở đây, việc nhận biết được việc một người có đang nói dối hay không là hữu ích nhất.

Một vài biểu hiện tiêu biểu:

-Không hoặc rất ít giao tiếp bằng mắt; mắt chuyển động láo liên, con ngươi hẹp.

-Hay đặt tay hay ngón tay lên miệng trong lúc nói.

-Cơ thể có xu hướng giữ khoảng cách ra xa người đối diện, hoặc có những dấu hiệu, cử chỉ không tự nhiên.

-Nhịp thở tăng lên.

-Da đổi màu (đỏ mặt hay cổ)

-Mồ hôi túa ra.

-Âm vực giọng nói thay đổi, nói lắp, đằng hắng.

Như với mọi ngôn ngữ không lời khác, một điều bạn cần nhớ là không phải ngôn ngữ cơ thể của mọi người đều y như nhau, vẫn có một chút khác đấy. Do đó khi thấy một vài biểu hiện có vẻ giông giống những biểu hiện ở trên thì đừng vội vàng kết luận ! Bởi khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng họ cũng xuất hiện những biểu hiện đó. Điều bạn nên làm lúc này là nhận biết những tín hiệu đáng ngờ, rồi từ đó hỏi nhiều hơn và chi tiết hơn để có thể đưa ra kết luận rằng đối tượng đó có thành thật hay không.

Việc làm rõ hơn nữa ngôn ngữ cơ thể của một người không bao giờ là thừa khi bạn đang kiểm tra mức độ chính xác ý nghĩa của cử chỉ đó. Điều này đặc biệt đúng trong những buổi phỏng vấn tuyển dụng hay các cuộc thương lượng.

———————

Phỏng vấn, thương lượng và phản hồi


Bạn sẽ làm gì khi được hỏi một câu hỏi hay? Liệu bạn có suy nghĩ một chút trước khi trả lời không? Đây là hai trường hợp có thể xảy ra:

Một là bạn sẽ xổ toẹt câu trả lời mà không cần suy nghĩ, hai là bạn suy nghĩ cẩn thận câu hỏi trước khi đưa đưa ra đáp án. Với trường hợp thứ hai, bạn sẽ chiếm được cảm tình của người hỏi vì bạn cho họ thấy được rằng câu hỏi của họ đủ hay để trả lời sau khi đã mất thời gian cân nhắc.

Ứng xử như vậy ở bất cứ buổi tuyển dụng hay thương lượng nào cũng đều gây ra dấu hiệu tích cực đối với người hỏi. Một số biểu hiện người tập trung cho câu hỏi:

-Mắt nhìn về hướng khác và chỉ quay trở lại tiếp xúc với mắt người hỏi khi trả lời.

-Vuốt cằm.

-Tay đặt lên má.

-Nghiêng đầu, mắt nhìn lên trên.

Như vậy, cho dù bạn là người hỏi hay là người trả lời, đây là những cử chỉ chắc chắn đúng cho trường hợp thứ hai ở trên.

Không nên vơ đũa cả nắm !


Như tôi đã nói ở trên, mỗi người là một cá thể khác nhau, và có thể những biểu hiện cơ thể bạn thấy nó lại chẳng giống như bạn nghĩ. Điều này thường xảy ra do khác nhau giữa thói quen của mỗi người và đặc biệt là về mặt văn hóa của từng vùng. Vì vậy, để chắc chắn rằng phán đoán của bạn là đúng, bạn có thể dùng những phép thử như hỏi những câu hỏi chi tiết, tìm hiểu người đó kỹ hơn.

Để luyện tập và trau dồi kỹ năng nhận biết ngôn ngữ cơ thể, bạn cần dành thời gian quan sát những người xung quanh bạn. Những người đó có thể là hành khách trên xe bus, trên tàu lửa, hoặc trên TV nhưng không bật tiếng, để ý cách họ ứng xử với những người khác. Trong lúc đang quan sát, cố gắng đoán xem họ đang nói những gì hoặc chuyện gì đang diễn ra giữa họ.

Cho dù bạn không có cơ hội kiểm tra rằng mình đúng hay sai, bạn cũng thu thập được kha khá kỹ năng quan sát rồi đấy và sẽ giúp bạn nhạy hơn trong việc chộp lấy các tín hiệu của ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp với người khác.

Mẹo:


Khi đã thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, người ta thường dùng nó để diễn đạt rõ thông điệp mà họ đang truyền tải hay củng cố thêm sức mạnh cho những gì họ đang nói.

Trong một vài trường hợp thì điều này chấp nhận được. Bạn có thể đeo lên mặt một chiếc mặt nạ can đảm khi sắp đi gặp một ai đó hay chuẩn bị thuyết trình. Tuy nhiên, nó lại phản tác dụng nếu bạn cố gắng thuyết phục ai đi ngược lại với mong muốn của họ. Tại sao? Vì có thể bạn bị “gậy ông đập lưng ông” vì không điều khiển được những cử chỉ của mình. Việc này sẽ bạn mất đi niềm tin cũng như sự tín nhiệm của người đó một cách nghiêm trọng.

Điểm cốt lõi:


Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi chúng ta giao tiếp và có thể phản ánh khá chính xác những gì thực sự đang diễn ra bên trong chúng ta.

Ngôn ngữ cơ thể bao gồm chuyển động cơ thể, những cử chỉ (chân, tay, bàn tay, đầu và thân), tư thế, căng cơ, giao tiếp mắt, da đổi màu (ửng đỏ), và thậm chí là cả nhịp thở, sự tiết mồ hôi. Chưa hết, còn có thêm tốc độ, cao độ và sự thay đổi của giọng nói.

Nên nhớ một điều rằng ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể có thể khác nhau giữa những cá nhân, và giữa những quốc tịch, văn hóa khác nhau. Do nó thiên biến vạn hóa như vậy cho nên bạn cần “giải mã” những tín hiệu đã học được trên đây trước khi đưa ra kết luận sau cùng, bằng cách đặt câu hỏi và tìm hiểu kỹ đối tượng.

15 phút sưu tầm và biên tập

Nguồn: ww.24h.com.vn

2012/10/22

Tranh nhau làm người tử tế



Có một sự thật là: chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số lượng những hành động tử tế lại ít hơn bao giờ hết.


Tử tế chính là lẽ sống cho cả cuộc đời của một con người. Để làm người tử tế quả là một thách thức khổng lồ. Nó đòi hỏi người ta phải sống vì cái đúng. Nó đòi hỏi người ta phải sống vì c
ái đúng và vì người khác từng giờ, từng ngày và suốt cả cuộc đời, không bao giờ được phép ngưng nghỉ.

Sự tử tế sẽ biến mất ngay lập tức khỏi mỗi chúng ta khi chúng ta đố kị và ghen ghét người bên cạnh. Sự tử tế cũng biến mất ngay khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi người được mình giúp lại không biết cách bày tỏ lòng biết ơn chúng ta, không biết cách tung hô sự giúp đỡ của chúng ta và không biết cách quảng cáo cho sự giúp đỡ của chúng ta.

Khi chúng ta tìm cách công khai lòng tốt của chúng ta với một ai đó, sự tử tế lại giảm đi một chút. Và đến lúc nào đó, khao khát đến quá mức được công khai lòng tốt của mình cho thiên hạ biết sẽ xóa đi toàn bộ lòng tốt ban đầu của chúng ta.

Ông cha ta đã nói tới việc tích đức và luôn luôn khuyên bảo con cái tích đức, chứ mấy ai khuyên con cái tích của. Tích đức và tích của là hai con đường ngược nhau. Tích của là gom góp tiền bạc vào túi của riêng mình, còn tích đức lại là ban phát sự tử tế cho thiên hạ.

Nhưng ngày nay, có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận: đó là có không ít những người lên tiếng về sự tử tế nhưng thực chất lại chỉ là làm sự "tử tế" cho cá nhân mình mà thôi. Nghĩa là những gì người đó thể hiện chỉ để cho thiên hạ biết đến họ, chứ không phải làm cho thiên hạ.

Một trong những yếu tố làm nên sự tử tế chính là sự hy sinh. Mà sự hy sinh đầu tiên và quan trọng nhất là hy sinh lợi ích của mình. Nghĩa là họ gom góp những cái gọi là sự tử tế để làm đầy cái túi cá nhân của họ mà thôi. Như thế, sự "tử tế" ấy chỉ là sự "tử tế" cho con người họ chứ đâu phải là sự "tử tế" cho thiên hạ.

Mấy năm gần đây, có không ít việc đau lòng xảy ra trong đời sống. Người sai thì đúng là sai rồi. Dù người sai ân hận cũng không quay ngược được thời gian nữa và chỉ còn cách sống nghiêm túc hơn, làm việc nghiêm túc hơn trong tương lai mà thôi. Nhưng qua những sự việc đau lòng của một hay một số cá nhân gây ra thì có một nỗi đau còn làm cho chúng ta đau hơn. Đó chính là nỗi đau về sự tranh nhau làm người tử tế của chúng ta. Trước kia, người ta thi nhau làm việc tốt, tranh giành làm việc tốt, còn giờ người ta tranh giành nhau dạy dỗ người khác và mắng nhiếc người khác để chứng minh mình là người tử tế. Bây giờ ai cũng có quyền nói về sự tử tế nhưng mấy ai tranh giành làm những điều tử tế đâu.

Nhân cái sai của người này hay người kia, chúng ta tràn lên phê phán, dạy dỗ và cả chửi rủa những người đã mắc sai lầm. Trong số những người lên tiếng, có những người luôn luôn tìm cách sống tử tế. Và việc lên tiếng hay nổi giận của họ chính là sự lên tiếng hay nổi giận của lương tâm con người mà chúng ta phải lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc để sống tốt hơn.

Nhưng bên cạnh đó, có quá đông sự lên tiếng của những người mà trong cuộc sống lâu nay họ là những kẻ tham lam, đố kị và chẳng sống vì ai. Nhưng họ lại là những người to tiếng nhất về sự tử tế. Sự tử tế của họ là sự tử tế của ngôn từ, chứ không phải sự tử tế của hành động. Và khi sự này, vụ nọ hết thời gian tính của nó thì sự tử tế của những người như vậy lại biến mất. Họ trở về đời sống thường nhật với những đố kị, ghen ghét, ích kỷ, vô cảm và chỉ thích nói về bản thân. Rồi đến một ngày nào đó, nhân một cơ hội nào đó, họ lại lên tiếng mắng nhiếc và dạy dỗ người khác một cách không tưởng tượng nổi. Cái sự "tử tế" như thế tôi gọi là "Mùa tử tế".

Mỗi năm có một hoặc vài ba mùa tử tế. Mà cái mùa tử tế này thì lúc nào cũng bội thu. Bội thu mùa lúa, mùa ngô làm cho đời sống con người thêm no ấm, còn bội thu "mùa tử tế" thì chỉ làm cho xã hội thêm tồi tệ mà thôi.

Theo Tuần Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều 
Ảnh minh họa - Tác giả: Hengki Koentjoro

2012/10/11

10 dự án lập trình viên PHP nên trải qua


Đối với một lập trình viên PHP bạn luôn hiểu rằng PHP là một ngôn ngữ phổ biến và có một lượng khổng lồ mã nguồn để tham khảo, đa số các thành phần của một Website đã được phát triển dưới dạng nguồn mở việc sử dụng nó yêu cầu tuân thủ theo giấy phép của tác giả đôi khi không bao gồm sự ràng buộc nào. Việc mở mã nguồn mang lại rất nhiều lợi ích so với việc bạn giữ mã nguồn của mình trừ trường hợp thương mại hóa sản phẩm, đơn cử như:
  • Mã nguồn mở được đóng góp bởi nhiều người, kết quả của sản phẩm được làm bởi nhiều người sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc bạn phát triển một mình.
  • Dễ dàng cập nhật tính năng mới dựa trên sự đóng góp mã nguồn của các nhà phát triển khác nhau.
  • Giảm thời gian phát triển, giảm giá thành sản phẩm…
  • và nhiều lợi ích khác nữa…:)
PHP Modules
Tớ đã làm việc với PHP trong khoảng 4 năm trở lại đây, bản thân là một Freelance Developer nên không tự cho rằng mình là Master PHP bởi tớ luôn sử dụng PHP như một thành phần phát triển theo ý thích chứ không tâm niệm mình phải làm chủ được ngôn ngữ đó.
Những dự án dưới đây là những thành phần phổ biến của một Website, tính thông dụng của nó như là một bắt buộc phải biết đối với Web Developer.
  • Gửi eMail: Đây là tính năng phổ biến nhất của mọi Website, hàm mail(); là đủ cho hầu hết các yêu cầu khác nhau của người dùng, ngoài ra PHP còn hỗ trợ một số hàm khác nếu bạn muốn đính kèm tập tin hay gửi mail của SMTP server để có thể dễ dàng tạo một chương trình gửi eMail.
  • Hỗ trợ người dùng: cho phép cá nhân hóa nội dung Website, có thể đa sở hữu, phân cấp quyền quản lý thông tin của cá nhân cũng như các nội dung khác. Tính năng chính của thành phần này hỗ trợ việc đăng nhập, truy vấn sửa đổi cơ sở dữ liệu, phiên làm việc…
  • Tạo RSS, tin rút gọn Feeds: Thời điểm hiện tại Website của bạn sẽ được đánh giá là tụt hậu nếu không hỗ trợ Feed trong việc cung cấp thông tin, lấy tin bằng Feed cho phép người dùng đơn giản hóa việc theo dõi nội dung của một Website nào đó. Tớ sử dụng Magpie RSS trong phần lớn các dự án của mình.
  • Xác định vị trí: xác định vị trí địa lý của người dùng đơn giản nhằm thống kê lượng người truy cập nội dung từ nước nào để có thể phục vụ tốt hơn, tính năng này không thật sự quan trọng nhưng đôi khi lại khá hiệu quả nếu bạn muốn biết người của nước nào hay vào Website mình nhất.
  • Lấy thông tin từ xa: truy vấn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, thích hợp với một cổng thông tin tổng hợp, các nội dung này được lưu vào cơ sở dữ liệu.
  • Lưu tạm dữ liệu {Cache data}: giảm truy vấn tới cơ sở dữ liệu, tránh quá tải hệ thống do phần lớn các dự án cá nhân không được tối ưu về mã nguồn cũng như hiệu xuất làm việc, lưu tạm dữ liệu là một giải pháp đơn giản đề tối ưu hệ thống Website có thể hoạt động ổn định.
  • Hệ thống giao diện: Dễ dàng thay đổi giao diện Website, đơn giản hóa quá trình thiết kế, giảm công sức tạo lập Website mới. Một hệ thống giao diện tốt không có nghĩa là phải đầy đủ tính năng mà chỉ cần đáp ứng được đúng nhu cầu sử dụng, tốt nhất là bạn nên tự viết sẽ hoàn hảo hơn sử dụng của người khác, theo tớ thì Hệ thống giao diện gần như là nhân {core} của một hệ thống quản lý nội dung. Tiêu biểu như Smarty của PHP
  • BBcode: Tính năng thường thấy của các diễn đàn, nó đơn giản hóa việc trình bày nội dung giúp người sử dụng thông thường có thể tạo một văn bản chuyên nghiệp mà không cần biết về mã HTML, khách hàng của bạn sẽ dễ dàng sử dụng nó như một ứng dụng văn phòng mà thôi. Hãy thử StringParser_BBcode vì nó rất dễ tùy biến theo ý muốn của bạn.
  • Hệ thống truy vấn cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là phương án tối ưu nhất để lưu trữ dữ liệu của bạn, dữ liệu của bạn có thể lưu trong một hệ CSDL lớn như Mysql hay đơn giản như là một Text file thì hệ thống truy vấn cơ sở dữ liệu sẽ hỗ trợ việc truy vấn dữ liệu, đơn giản và giản lược mã nguồn đi rất nhiều, giảm bớt công sức viết mã nguồn. Cũng như hệ thống giao diện nó là một trong những thành phần quan trọng nhất của tớ khi viết một dự án Web. Hãy thử ezSQL để giảm bớt khai báo truy vấn cho từng query của bạn.
  • Môi trường nhập liệu văn bản: Về cơ bản nó là một dạng xử lý nội dung form được hỗ trợ bở Javascript và kết hợp BBCode nhằm phục vụ người dùng một cách tốt nhất có thể, mục đích của nó là cố gắng mô phỏng môi trường làm việc như các ứng dụng văn phòng. FCKEditor là một ví dụ đơn giản nhất.
Mỗi người một quan điểm khác nhau nhưng ít nhiều ai cũng từng phải làm việc qua một trong những dự án trên, 10 thành phần đó không phải là toàn bộ mà chỉ là thông dụng thôi.

Nguồnnarga.org

2012/10/03

DN Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn?

Tránh rủi ro liên quan tranh đến chấp chủ quyền, nhiều DN Nhật Bản tại Trung Quốc đang hướng cái nhìn sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam lại gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng.


Những ngày qua, một số tập đoàn lớn của Nhật trong lĩnh vực xe hơi, điện tử như Toyota, Honda, Nissan, Panasonic... đã đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các nhà máy tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, do các cơ quan của Trung Quốc, đặc biệt là hải quan, dường như đang tìm cách gây khó dễ nên nhiều DN Nhật Bản cho rằng cần phải khẩn trương tìm kiếm cơ hội ở nơi khác, không nên bỏ tất cả "trứng vào một giỏ".

Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản, nhưng các DN Nhật Bản chắc chắn sẽ hướng mắt về các nước khác, nhất là khu vực Đông Nam Á, các chuyên gia cho biết. Đây được coi là cơ hội tốt để các nước này thu hút đầu tư.

Khó "dụ" ngành công nghệ cao

Việt Nam là quốc gia được nhiều DN Nhật Bản quan tâm tới, tuy nhiên cũng giống như khi xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần ở Nhật Bản hay lũ lụt tại Thái Lan trước đây, thì cơ hội thu hút đầu tư của Việt Nam được cho là không cao, nhất là đối với 2 ngành công nghiệp ôtô và điện tử.

Ông David Horlock, Giám đốc Chương trình đánh giá của Tâp đoàn Intertek (một tập đoàn chuyên về tư vấn đầu tư, đánh giá, thẩm định của Anh quốc), trả lời phỏng vấn báo VietNamNet mới đây, cho biết, không nói tới rủi ro từ tranh chấp lãnh thổ, tại Trung Quốc thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng, lạm phát... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của các nhà đầu tư, khách hàng giảm mạnh. Nếu trước đây, lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.

Làn sóng các nhà đầu tư chuyển hướng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang diễn ra. Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng 1/2 tại khu vực phía Nam Trung Quốc, cùng với đó là bờ biển dài, rất dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải trong nội địa.

"Tuy nhiên, dễ nhận thấy có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ nội thất sang... Việt Nam mà không thấy sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, ôtô", ông David Horlock nói.

Ba "điểm nghẽn"

Theo các chuyên gia, lý do chính để Việt Nam đứng ngoài làn sóng chuyển hướng đầu tư trong lĩnh vực ôtô và điện tử là do hệ thống chính sách còn nhiều bất hợp lý, nguồn nhân lực thiếu và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển.

Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) nhận xét, các chính sách của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập và chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư chuyển vốn và công nghệ vào.
Các nhà đầu tư Nhật Bản cũng nhắc rất nhiều về thủ tục pháp lý khá rườm rà, thiếu nhất quán trong chính sách và thực thi khiến DN quan ngại khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

Bà Hikaru Oguchi, Công ty Luật Nishimura & Asahi (Nhật Bản) trong Hội thảo về xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam mới đây cho biết: "Hệ thống pháp lý của Việt Nam đang phải chạy theo sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nên bất ổn, thường xuyên sửa đổi, không nhất quán... Điều này gây khó khăn không chỉ cho nhà đầu tư, mà còn cho cả các đơn vị thực hiện tư vấn đầu tư".

Chẳng hạn, với ngành công nghiệp ôtô hiện nay tất cả các DN đều ngán ngẩm bởi chính sách thay đổi liên tục, có khi tới 3 -4 lần/năm. Chính sách thay đổi quá nhanh và theo hướng bất thình lình, không cần tham vấn khiến các DN không biết đường nào mà lần. Ngoài ra, Việt Nam còn sử dụng công cụ thuế, phí một cách chồng chéo nhằm hạn chế tiêu dùng ôtô dẫn đến sản lượng sụt giảm mạnh.

Hạ tầng kém phát triển cùng nguồn nhân lực thiếu và yếu cũng là vấn đề làm nhiều DN quan ngại. Ông Hideo Naito, Trưởng ban Tài chính phụ trách đầu tư về năng lượng, nguồn nước và cơ sở hạ tầng của tập đoàn JBIC (Nhật Bản), cho rằng những rào cản mà Việt Nam phải đối mặt chính là hạ tầng cơ sở còn đang trong giai đoạn phát triển; khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.

So với Thái Lan, Indonessia, Malaysia... hạ tầng cơ sở của Việt Nam vừa nhỏ lại yếu kém nên khó có thể hấp thu hết dòng chảy dồn dập đầu tư. Nếu việc xây dựng hạ tầng cơ sở vẫn liên tục chậm trễ thì trong tương lai gần, có thể việc thu hút đầu tư nước ngoài sẽ gặp trở ngại trầm trọng. Chắc chắn, không phải ngẫu nhiên mà gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm khá mạnh. Tìm ra căn nguyên của việc này cũng là cách để Việt Nam thúc đẩy thu hút đầu tư từ không chỉ nhà đầu tư Nhật Bản - ông Hideo Naito nói.

Mới đây có một đoàn các DN nhỏ và vừa Nhật Bản sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ông Toshio Nakamura, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCCI), khi được hỏi đã cho biết, đây là lần thứ hai, ông cùng phái đoàn DN nhỏ và vừa Nhật Bản sang tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam. So với cách đây 4 năm, ông chưa thấy có nhiều thay đổi trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Việc nhân lực, việc tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng từ các trường học, trung tâm đào tạo tại Việt Nam, gần như không thể bởi khó. Tự đào tạo thì nhiều DN thiếu kinh phí, thiết bị... Ngay cả khi DN muốn đào tạo thì cũng ít thành công bởi người lao động Việt Nam hay vì lợi ích thiển cận mà cản trở việc nâng cao tay nghề. Chẳng hạn, các DN Nhật Bản phàn nàn rằng nhiều lao động sau khi được đào tạo, nắm bắt được một chút về kỹ thuật đã vội rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến các hãng ôtô, điện tử  không muốn "bỏ trứng" vào Việt Nam chính là ngành công nghiệp hỗ trợ quá yếu kém. Với hai ngành công nghiệp mũi nhọn là ôtô và điện tử thì để phát triển cần có lực lượng đông đảo các nhà cung cấp linh kiện. Công nghiệp hỗ trợ nhìn vào chỉ thấy toàn yếu và kém, nhưng để phát triển lại rất khó khăn.

Vì vậy khi lựa chọn địa điểm đầu tư, Việt Nam thường không được ưu tiên hàng đầu. Nhiều tập đoàn ôtô cho biết, các nước như Malaysia, Indonesia hay Philippines thường được chọn đầu tiên. Ở đó, công nghiệp hỗ trợ của họ phát triển hơn và việc tìm kiếm nhà cung cấp không khó khăn như tại Việt Nam.

Cũng tương tự như vậy là ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam hiện chỉ có lắp ráp giản đơn, linh kiện sản xuất được không có gì ngoài vỏ hộp carton, xốp chèn...

Đừng nhìn cơ hội vuột qua

Trở lại với câu chuyện về chính sách, các chuyên gia cho biết, chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới có (quyết định 12/2011/QĐ-TTg  của Chính phủ về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ), được ban hành ngày 24/2/2011.

Chính sách được xây dựng, nhưng nó vẫn chưa đủ mạnh mẽ để tạo bước đột phá. Nói về quyết định 12, ông Ngô Văn Trụ đánh giá, ban đầu, Bộ Công Thương định xây dựng một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ và đưa vào đó những ưu đãi rất cụ thể bằng con số với mục đích thu hút các DN đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ, thì nhiều bộ, ngành phản đối cho như vậy là quá cụ thể, không đúng pháp luật. Sau khi gạt bỏ những cái cụ thể thành ra một thứ chung chung, ưu đãi không đủ hấp dẫn.

Bà Trương Chí Bình, Giám đốc Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) bình luận về quyết định 12: "Chúng tôi rất sợ trình những chính sách như thế, phải tới 10 lần trình và mỗi lần lại bớt một chút, Chính phủ mới ban hành".

Tuy nhiên, kể từ khi quyết định 12 ra đời (ngày 24/2/2011), đến nay chưa có DN nào và dự án nào xin được ưu đãi. Duy nhất có một dự án đang xin nhưng thấy thủ tục quá phức tạp nên lại tiếp tục đầu tư mà không chờ đợi được, bà Bình cho biết.

Có thể nói, Việt Nam đã bị các nước trong khu vực bỏ xa rất nhiều và đang bỏ lỡ thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng.

Ông Phạm Nam Kim, chuyên gia tư vấn tài chính, cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thuỵ Sỹ, Việt Nam được coi là quốc gia lý tưởng trong mắt các nhà đầu tư toàn thế giới, chứ không riêng gì với Nhật Bản. Theo thống kê, hiện thế giới có khoảng 130.000 đến 150.000 tỷ USD vốn, trong đó cỡ một nửa đang lưỡng lự không biết đầu tư vào đâu. Đó là khoản vốn nhàn rỗi trong hiện tại, tuy nhiên con số này không đứng yên mà luôn biến động, nếu không nắm bắt được sẽ đổ vào những chỗ khác vì nhà đầu tư không thể chờ lâu.

Với Việt Nam, nhà đầu tư đang ái ngại về sự bất ổn định của kinh tế hiện nay, cộng với hạ tầng yếu kém và chính sách bất cập. Vì thế, dù được cho là lý tưởng và tiềm năng nhưng vẫn bất lợi trong cạnh tranh với các nước khác trong thu hút đầu tư... Việt Nam vẫn chưa biến những cảm nhận lý tưởng thành những cơ hội thực tế cho mình.

Theo các chuyên gia, nếu bỏ lỡ cơ hội trong hiện tại, thì vẫn còn những cơ hội khác đến trong tương lai, nhưng những "điểm nghẽn" nêu trên không giải quyết được thì cơ hội mãi mãi vẫn chỉ là cơ hội và chúng ta chỉ biết đứng nhìn các quốc gia khác đón nhận.

Trần Thuỷ
Nguồn: Dân trí

2012/10/01

Nghề lập trình và sự thật ít người biết tới.

Lập trình là một công việc như thế nào? Có phải lập trình viên là những người tối ngày ngồi trước màn hình máy tính? Cứ code giỏi thì sản phẩm sẽ tốt? …

Lập trình là một lĩnh vực mà nếu không phải trong nghề thì thật khó thấu hiểu những nỗi “trần ai” trong đó. Sau đây, kĩ sư công nghệ thông tin David Veksler – chủ trang blog The Rational Mind - sẽ chia sẻ cho chúng ta những sự thật ít ai biết về nghề IT – nghề lập trình:

- Chỉ 10-20% thời gian của toàn bộ dự án được các lập trình viên sử dụng để viết code, và bất kể trình độ, mỗi ngày 1 lập trình viên chỉ viết trung bình từ 10-20 dòng code. Sự khác biệt giữa tay chuyên và gà mờ đó là tay chuyên thì dành 90% thời gian để suy luận, tìm tòi và thử nghiệm các phương án tối ưu nhất cho mình; còn những gà mờ thì dành 90% thời gian để debug, thay đổi vài chỗ trong code, lại debug và mong đến một lúc nào đó chương trình sẽ hoạt động.

- Một lập trình viên tốt cho năng suất gấp 10 một lập trình viên tầm tầm. Một lập trình viên giỏi có thể còn hơn nữa, 20 cho đến 100 lần tùy hoàn cảnh. Đây là một sự thật không hề “gió” và đã được khoa học chứng minh từ tận những năm 60. Còn một lập trình viên tồi thì chung quy hiệu suất bằng không – chẳng làm nên chuyện gì, ngược lại vẽ ra nhiều vấn đề rối tinh rối mù cho người khác phải bận tâm sửa hộ.“Một công nhân có kĩ thuật tiện cao siêu có thể giá trị gấp vài lần một công nhân với kĩ thuật trung bình. Nhưng một lập trình viên giỏi thì có giá trị gấp 10,000 lần một lập trình viên với trình độ trung bình.” – Bill Gates

- Các lập trình viên giỏi thường không dành nhiều thời gian để code, trái lại những người code liên tục từ lúc này sang lúc khác lại là những người lười biếng, vô tâm, kiêu ngạo và ít chịu tìm tòi nhất. Người lập trình tốt là người biết vận dụng linh hoạt mọi giải pháp mình từng vận dụng qua cho mọi vấn đề họ gặp phải; người lập trình tồi là người viết nên những đoạn code dài dòng, rắc rối, bố cục lung tung và khó để chỉnh sửa. Thực ra quẳng hết mớ code hỏng ra ngoài và bắt đầu lại từ đầu lại là một lựa chọn hữu ích hơn ngồi ì ạch sửa từng chút một.

- Định luật entropy bao hàm mọi vật – entropy là một hàm biểu thị mức độ hỗn loạn của một sự kiện diễn ra trong vô số các khả năng ngẫu nhiên có thể diễn ra. Trong lập trình, thay đổi liên tục sẽ dẫn đến phá vỡ mô hình nguyên bản của thiết kế, dẫn đến sự suy giảm giá trị phần mềm (software rot). Dẫu biết điều này là không thể tránh khỏi, song các lập trình viên không nắm bắt được hình mẫu sơ khai của dự án và biết cách biến nó thành hiện thực sẽ tạo ra những phần mềm thất bại đến nỗi giá trị đã tiêu hao sạch sẽ kể cả trước khi dự án hoàn thành, và đây thường là lý do phổ biến nhất tạo nên các phần mềm thất bại (Lí do phổ biến thứ nhì là tạo ra những giá trị mà khách hàng không cần đến).

- Trong năm 1994, 31% các dự án phần mềm sẽ thất bại “sặc gạch” từ đầu đến chân. Con số này đến năm 2004 thì đã được cải thiện, chỉ còn 15%, song 51% các dự án thì bị thất bại trên phương diện trí mạng của mình.

- Mặc dù hầu hết các phần mềm đều được xây dựng bởi các đội ngũ chứ không riêng gì ai, nhưng đó cũng không phải là một hoạt động mang tính dân chủ. Thường thì chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về thiết kế, còn lại cả đội nghĩ cách lấp đầy cách khoảng trống xuất hiện. Kết cấu này giống với một tổ ong hay kiến nhiều hơn.

- Lập trình là việc của những người chăm chỉ, trong đó, đặc biệt là bộ não sẽ phải hoạt động điên cuồng. Những lập trình viên tốt nghĩ về công việc của mình 24/7. Họ viết ra những dòng code tuyệt vời nhất trong bồn tắm hay những giấc mơ. Tại sao? Bởi hầu hết các công việc quan trọng đều không được hoàn thành tại chính nơi làm việc của nó, bản thân Einstein cũng đã tháo gỡ nút thắt trong thuyết tương đối của mình trong mơ. Làm phần mềm không phải đơn giản chỉ cần dành nhiều thời gian làm việc hay thêm người vào là có thể hoàn thành

Theo Westart/The Rational Mind
Thực hiện bài: Đức Anh 
Nguồn: Blog Công Nghệ