2012/08/20

Hãy để những kế hoạch của bạn đến đích


Những dự định, những kế hoạch tuyệt vời và hoàn hảo luôn được vạch ra để chúng ta hướng tới một tương lai tốt hơn. Dự định tập thể dục đều đặn. Dự định ăn kiêng. Dự định phấn đấu trong công việc. Dự định bỏ thuốc lá… Tuy nhiên, thông thường thì những quyết tâm ban đầu sẽ dần lu mờ sau vài ngày hoặc vài tuần đầu.
Những dự định tốt đẹp ban đầu này thường không vững vàng được lâu. Có vô vàn lý do khiến chúng ta không thể thực hiện được những kế hoạch đã đề ra này mặc dù bản thân cũng hiểu được rằng đó là những điều tốt và có ích cho chính chúng ta.
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
Đã bao lần bạn đặt mục tiêu dậy sớm chạy bộ và kế hoạch gói gọn trong một tuần? Đã bao lần việc ăn kiêng bắt đầu vào Chủ Nhật và kết thúc ngay vào thứ 3? Đã bao lần vừa quyết tâm bỏ thuốc lá được vài ngày bạn đã lại mua một bao Vina mới? Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một vài cách bạn có thể khiến đầu óc thoải mái hơn khi thực hiện những kế hoạch đã định sẵn. Hãy biến dự định của bạn trở thành hiện thực.
1. Đừng cố quá
Hầu hết mọi người khi cố gắng thay đổi cuộc sống của mình thường lập ra bảng danh sách dài những điều cần thực hiện trong tương lai: giảm cân, rèn luyện sức khỏe, kiếm người yêu, kiếm một việc làm tốt….Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường được nghe: “Cố quá thành quá cố”.
Ai cũng rõ rằng những mục tiều đề ra là hoàn hảo, là tốt đẹp, tuy nhiên, việc đột ngột thay đổi hoàn toàn lối sống để có thể đạt hàng loạt mục tiêu một lúc này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chúng ta khi thực hiện. Điều này có thể gây ra rất nhiều cản trở, khiến cho mỗi mục tiêu có vẻ như càng xa rời trước mắt chúng ta, thậm chí những mục tiêu này bị đẩy đi quá xa cái đích cần đến. Một cơ thể, trí não mệt mỏi vì quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc thì không thể nào làm tốt công việc được.
Thay vì việc cố gắng trở thành một con bạch tuộc với 8 cái xúc tu có thể làm 8 nhiệm vụ khác nhau, hãy bình tĩnh suy nghĩ để có thể thực hiện kế hoạch như một con người. Một con người chỉ có 2 cánh tay, bạn cũng chỉ nên chọn nhiều nhất là 2 mục tiêu vào cùng một thời điểm để bắt đầu thực hiện kế hoạch đã lập. Đừng quá tham lam, tập trung và kiên nhẫn sẽ giúp bạn đến với thành công.
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
2. Trách nhiệm
Những kế hoạch của bạn thường do bạn tự lập ra một mình và tự thực hiện theo ý muốn của bạn. Việc này cũng giống như khi chúng ta chơi những môn thể thao trên đường phố, chúng ta không có trọng tài, do đó, không ai có thể kiểm soát hết được những gì đang diễn ra, bạn có thể phạm luật mà không ai phân định nổi đúng sai. Việc ăn gian một cái bánh khi đang trong quá trình ăn kiêng giảm cân, bỏ một buổi chạy hay hút một điếu thuốc thay vì hút cả bao sẽ được dễ dãi bỏ qua. “Dù sao cũng không ai kiểm tra mà. Có phạm lỗi một chút cũng chẳng sao” – Đó sẽ là những gì bạn tự nói với bản thân khi phá vỡ mất kế hoạch đã lập ra.
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
Trách nhiệm với chính bản thân là nguồn lực lớn nhất để giữ bạn bám chặt với kế hoạch đã lập ra. Tuy nhiên, thực sự rất khó có thể tuân theo một lịch trình mới lập ra. Để có thể củng cố quyết tâm của bản thân, hãy khiến cho kế hoạch của mình có liên quan đến một người thứ 2 hoặc ít nhất hãy cho một người thứ 2 biết về kế hoạch của bạn. Người thứ 2 này có thể là người có cùng mục tiêu, dự định giống với bạn. Nếu muốn có trách nhiệm hơn ư? Hãy thử đưa những kế hoạch của bạn public lên facebook chẳng hạn, việc sợ bị người khác cười chê có thể là nguồn lực cực lớn giúp bạn hướng tới đích.
3. Bám sát kế hoạch
Luôn ghi lại tiến độ của những việc bạn đang làm có 2 ích lợi: thứ nhất là giúp bạn xem xem bản thân đã tiến xa đến đâu, thứ hai là có thể luôn nhắc nhở bạn không đi lạc khỏi hướng tới đích bạn đã lập ra.
Hãy lấy ví dụ khi bạn giảm cân, việc ghi lại nhật ký về khẩu phần thừa bạn vừa ăn có thể giúp bạn cảm thấy có lỗi với chính bản thân và tránh tái phạm lần sau.
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
Có rất nhiều cách để bạn có thể nhắc nhở bản thân, giúp cho chính bạn bám sát kế hoạch đã vạch ra. Bạn có thể sử dụng nhật ký, giấy nhắc nhở, đánh dấu vào lịch…Hãy chọn phương pháp bạn cảm thấy thoải mái, dễ sử dụng nhất để ghi lại bất cứ thứ gì dù nhỏ nhặt nhất có liên quan đến kế hoạch của bạn. Hãy luôn nhắc nhở bản thân về kế hoạch bạn đang thực hiện.
4. Luôn nhớ về kết quả
Đôi khi, thật khó để có thể ép bản thân đi trên con đường chông gai đã được vạch sẵn ra, đặc biệt là đối với những kế hoạch dài kỳ như giảm cân hay leo lên nấc thang cao hơn trong công việc. Khi thực hiện những kế hoạch này, bạn thường có cảm giác đã làm rất nhiều điều, cố gắng rất nhiều nhưng lại không thấy phần thưởng nào trong tầm tay cả. Điều này thường khiến bạn nản trí?
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
Hãy luôn tập trung về kết quả to lớn mà bạn đang hướng đến, hãy nghĩ đến những gì bạn sẽ đạt được trong tương lai, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc củng cố quyết tâm của bạn trên con đường đến đích. Nếu như điều này vẫn không có tác dụng? Vậy hãy thử nhớ rằng: “Hạnh phúc là con đường chúng ta đi, không phải là một đích đến”. Hãy cố gắng biến con đường chông gai trở thành những thói quen, những sở thích, hãy gắn chặt cuộc sống của bạn với những gì bạn đang quyết tâm thực hiện.
5. Được ăn cả, ngã về không?
Đây là điều bạn tuyệt đối không được nghĩ tới. Ý nghĩ này cũng là một trong những nguyên nhân phá hỏng rất nhiều kế hoạch mà chúng ta lập ra. Lỡ ăn quá đà một ngày ư? Dừng ăn kiêng thôi. Lỡ ngủ quên không đi tập thể dục một ngày ư? Dừng kế hoạch rèn luyện sức khỏe thôi…Ngay khi bạn khiến kế hoạch bị sai lệch, ý nghĩ này khiến bạn quyết định bỏ dở kế hoạch đã được lập sẵn.
Tuy nhiên, một vết trượt nhỏ không thể phá hỏng cả kế hoạch của bạn được, trừ khi bạn liên tục để những vết trượt nhỏ xuất hiện trong bảng kế hoạch của chính mình. Thay vì thực hiện được một kế hoạch hoàn hảo, hãy nhắm đến việc thành công khoảng 80% trước đã, vấn đề là bạn phải cố gắng thực hiện những gì đề ra, 20% còn lại không ảnh hưởng gì nhiều đến những gì bạn hướng tới. Có lẽ kế hoạch sai lệch sẽ khiến bạn đi trệch đích một chút, nhưng ít ra bạn đã tiến gần đến vạch đích hơn rất nhiều so với việc bạn để dự định của mình dang dở.
hay-de-nhung-ke-hoach-cua-ban-den-dich
Tham khảo: LifeHacker

Không có nhận xét nào: