2012/05/22

Tranh luận về chính trị và tôn giáo không có hồi kết


Bài viết của “KIM” SÓC
Ngày 19 tháng 5 năm 2012.

Sở dĩ đây là 2 đề tài khó nói và dễ gây tranh cãi, dễ đánh nhau, thậm chí ko nhìn mặt nhau, mất hết quan hệ là vì khó làm rõ trắng đen (black and white), chứng minh đúng sai.

Thứ nữa là rất ít người có chuyên môn nhất định để có kiến thức tạm đủ để bàn. Quan trọng hơn cả, hai đề tài này thường gắn với cái “Tôi” rất ghê gớm. Rất dễ gây tự ái, tổn thương, nói ko khéo rất dễ ảnh hưởng tới mặt mũi, hình ảnh, danh dự cái Tôi của đối tượng tranh luận.

Cuối cùng là; trong 1 cuộc thảo luận / tranh luận về các chủ đề này thì thường là các bên đều nói theo trải nghiệm riêng của mình. Anh này thấy những cái tốt, gặp những người tốt, sống và làm việc trong 1 môi trường lành mạnh, đọc những tin tốt thì sẽ thấy lạc quan hơn.

Chị kia thấy cái xấu nhiều hơn, gặp nhiều người xấu xa, sống trong nhiều môi trường tiêu cực, đọc thấy nhiều tin xấu thì sẽ thấy bi quan hơn và dễ chán nản hơn.

Con người cũng thường có xu hướng tin vào social circle (vòng tròn xã hội) trong phạm vi của mình, họ nói chuyện về 1 đề tài nào đó với ai nhiều, họ thường nghe những người chung quanh nói với nhau nhiều về đề tài nào đó, thì thường là họ hình thành quan điểm theo cái quan điểm chung quanh đó, theo những gì mà họ thấy họ nghe họ tiếp cận, tiếp xúc, và theo quan điểm chung của những người chung quanh mình, từ môi trường sống, môi trường sinh họat, môi trường học tập, môi trường công việc, và cả môi trường giải trí, sân chơi Internet của mình.

Cho nên nó chả có 1 điểm chung nào để bàn. Ví dụ tôi biết cái này, anh cũng biết cái này, thế là đôi ta cùng bàn thì okay. Nhưng nếu 2 người biết mỗi cái khác nhau thì thôi, chỉ có ông nói gà, bà nói vịt. Cãi nhau ỏm tỏi. Đó là lý do vì sao có những cãi nhau cả đời vẫn ko chịu nhau. Hay có những vấn đề trên mạng cãi nhau từ năm 2000 đến nay chả ai chịu ai. Có những topic cãi nhau trên các diễn đàn kéo dài hàng trăm trang mà vẫn chả ai phục ai, vẫn ko có kết quả gì hết.

Một số yếu tố quan trọng nữa làm cho việc tranh luận chính trị, tôn giáo trở nên gần như bất khả thi bao gồm: Sự khác biệt về tri thức, kiến thức, cảm nhận, nhận thức. Sự khác biệt về nhân sinh quan, quan niệm sống. Sự khác biệt về mục đích. Sự khác biệt về lợi ích. Hòan cảnh, gia cảnh của đối tượng tranh luận, gia đình của đối tượng tranh luận.

Đa phần chủ kiến của 1 người nào đó là có ảnh hưởng rất sâu đậm, rất lớn từ gia đình của người đó, nhất là với 1 gia đình hòa thuận, cha con vợ chồng anh em hạp nhau, thì đòi người đó có 1 quan điểm chính trái ngược với gia đình của họ là gần như bất khả thi. Hoặc bản thân của đối tượng đó, hay người thân của người đó đã từng chịu những sự bất công, thiệt thòi nào đó từ phe nhóm nào đó, thì hầu như ko thể thay đổi đc quan niệm của họ và ko thể tranh cãi với họ.

Bất đồng về mục tiêu, hướng nhìn và mâu thuẫn về lợi ích hầu như cũng ko thể tranh cãi, dù có nói gì thì cũng vô bổ và ko thể thuyết phục, áp đặt nổi người kia. Sự khác biệt về nhân sinh quan, quan điểm sống, nghệ thuật sống, quan niệm đạo đức (moral) và giá trị đạo đức, giá trị cuộc sống.

Ví dụ cùng giá trị nào đó trong cuộc sống nhưng người này đặt nặng cái này hơn người kia, người này coi nhẹ cái này hơn người kia.

Ví dụ ai cũng yêu nước cả, nhưng quan niệm về yêu nước và mức độ yêu nước của mỗi người đều khác nhau.

Có người đặt nặng về chủ quyền, về lợi ích tập thể. Có người coi nặng vấn đề tín ngưỡng, có người lại coi nhẹ. Có người hữu thần, theo trường phái duy tâm, có người vô thần, theo trường phái duy vật. Có người thiên về kinh tế hơn, có ngưỜi thiên về quốc phòng hơn, có người thiên về an ninh, ổn định hơn, có người thiên về thay đổi mạo hiểm hơn.

Tánh tình, bản tánh, phong cách, phần nhiều từ bẩm sinh của các đối tượng tranh luận; có người thiên về phòng thủ, an tòan, cẩn trọng, bảo thủ, thiên về sự ổn định, phát triển chậm mà chắc, có người thiên về tấn công, mạo hiểm, take chance, take risk, và đôi khi liều lĩnh, có người nhát, có người liều. Có người thông minh đường phố (street smart), có người thông minh sách vở (book smart). Có người thuộc type A, có người thuộc type B. Có người hướng nội (introvert), có người hướng ngọai (extrovert).

Cho nên khi đụng tới chính trị, tôn giáo, học thuyết chính trị, chế độ chính trị, tổ chức tôn giáo, giáo lý tôn giáo v.v. là nó đụng tới những cái rất rộng lớn, những cái rất chung, của xã hội, của thế giới. Mà nhữNg sự khác nhau giữa con người thì muôn hình vạn trạng, làm cho việc tranh luận chính trị gần như trở thành vô bổ và đôi khi vô nghĩa.

Đã có nhiều cái khác nhau và không tương đồng như vậy, mà ngòai ra còn có những “bệnh” thường xuất hiện trong lúc tranh luận về chính trị, tôn giáo hơn hẳn những đề tài tranh luận khác.

Đó là bệnh ngụy biện, bệnh Trạng Quỳnh, bệnh tự ái, tức là chỉ cần nói cho thắng, nói cho hơn trước mắt, chả cần gì cả miễn sao nói thắng, chỉ coi trọng việc hơn thua, thắng bại trong lời ăn tiếng nói, phải thắng cho được thằng kia mới thôi để bảo vệ mặt mũi của ta. Tức là họ tranh luận trên tinh thần chủ đạo là cãi để mà thắng, chứ không phải thảo luận để giải quyết khúc mắc, khác biệt, làm sáng tỏ vấn đề, đả thông tư tưởng, tìm ra sự thật.

Ngòai ra còn 1 thứ “bệnh” nữa mà đôi khi con người bỏ quên ko đánh giá đúng mức, đó là bệnh kinh nghiệm, đó là họ chỉ biết đến những trải nghiệm của riêng họ, những người này khi tranh luận thì thường nhắc lại tôi đã gặp cái này, chính mắt tôi đã thấy cái kia, dĩ nhiên người thật việc thật thì thật là khả tin và đáng quý, nhưng nó trở thành cái “bệnh” khi họ coi cái kinh nghiệm của họ là cái duy nhất đúng. Mà họ quên rằng kinh nghiệm của họ chỉ là 1 phần rất nhỏ trong các kinh nghiệm chung của 1 xã hội 90 triệu dân, ba bốn tỷ người. Họ không để ý rằng họ có kinh nghiệm này thì đối tượng tranh luận của họ cũng có những kinh nghiệm khác.
Tranh của NOP

Thứ nữa là bệnh tiểu tiết, bệnh chủ quan cũng là 1 phần của bệnh kinh nghiệm. Tức là người này chỉ nhìn vào 1 phần nào đó, hay nhiều phần nào đó rồi khái quát hóa lêN thành 1 bản chất, 1 bộ mặt chung của 1 xã hội, đất nước hay vấn đề nào đó. Người ghét thì chỉ trích dẫN có chọn lọc những cái xấu. Người yêu thì trích dẫn có chọn lọc những cái tốt. Và 2 người với 2 thái cực xa xăm và trái ngược đến cực đoan này đều không có cái nhìn tòan cục, tòan diện, tổng quát, big picture, đầy đủ mặt phải, mặt trái, mặt xấu, mặt tốt, mặt chưa được, mặt đã được, mặt thất bại, mặt thành công v.v. Từ đó thiếu cái nhìn công tâm và khách quan về 1 vấn đề tranh luận. Hoặc họ chỉ nghe một số cá nhân, nhóm người nói về điều này, điều kia rồi họ cho đó là sự thật, là đúng hết, trong khi còn nhiều người khác, ý kiến khác, quan điểm khác, lập luận khác, thông tin khác họ chưa có, chưa nghe, chưa biết.

Đó là những lý do mà ngòai sex siếc nhạy cảm ra thì ngay cả xã hội cởi mở thông thóang như phương Tây cũNg phải công nhận và đúc kết lại rằng: Chính trị và tôn giáo là 2 chủ đề tối kỵ trên bàn tiệc hoặc trong 1 bữa ăn gia đình vui vẻ.

“KIM” SÓC
Nguồn: HieuMinh.org

Không có nhận xét nào: