Một nghiên cứu đã cho thấy rằng chỉ có 3 trong số 10 nhân viên cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn với công việc hiện tại của họ. Cuộc khảo sát hơn 2000 người nhận ra có một tỷ lệ phần trăm khá lớn hiện nay thích ứng khá nhanh với môi trường làm việc mới và sẵn sàng rời khỏi khi họ tìm được công việc với mức lương cao hơn.
Tỷ lệ bỏ việc ngày càng cao
Sự thật, hơn một nửa số người được khảo sát không nghĩ họ sẽ gắn bó với công ty hiên tại suốt 5 năm. Kết quả cho thấy rằng bất kì ai cũng sẽ bắt đầu tìm kiếm một cơ hội làm việc khác chỉ sau một hay 5 năm làm ở cùng 1 vị trí.
Đồng thời, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng con người sẽ thay đổi định hướng nghề nghiệp tạo nên bước ngoặc ít nhất 2 lần trong cuộc sống.
Cụm từ “công việc suốt đời” sẽ khiến họ phát điên hoặc gây ra cảm giác họ đang bị cầm tù.
Cuộc nghiên cứu, thực hiện bởi AAT – cơ quan chuyên môn đối với các kỹ năng kế toán, nhận ra hơn 1/3 người Anh cảm thấy việc làm 18 tháng cùng công việc là hoàn toàn không có sự sự thăng tiến. Jane Scott Paul, giám đốc điều hành của AAT, nói rằng: “Ngay cả trong một trường làm việc khó khăn, con người sẽ luôn giữ tham vọng của họ và họ sẽ thay đổi suy nghĩ rõ ràng khi họ cố gắng đạt được những tham vọng đó.”
Thật ngạc nhiên khi tất cả một người đều trong trạng thái sẵn sàng rời khỏi công việc hiện tại. Xu hướng này có vẻ khác xa so với những cam kết làm việc lâu dài ban đầu mà nó nghiêng theo hướng muốn phát triển cá nhân hơn.”
Có niềm đam mê dĩ nhiên là điều tích cực, nhưng quan trọng hơn là người ta dành thời gian để xem xét cẩn thận lựa chọn và đánh giá vai trò của họ tại nơi thích hợp nhất.
Dường như việc rời bỏ công việc có vẻ đi ngược lại với những lời cam kết khi vào làm việc ở một công ty, nhưng suy nghĩ ở lại làm việc suốt đời lại cực kỳ nhàm chán. Một trong 5 người được hỏi cho rằng cụm từ “công việc suốt đời” sẽ khiến họ phát điên hoặc gây ra cảm giác họ đang bị cầm tù, trong khi nhiều người cho rằng đó là một cam kết ngớ ngẩn.
Cảm giác đang bị cầm tù khi làm một công việc nhàm chán
Trong khi một người ưa thích nhảy việc 20 tuổi đã thú nhận việc một nhà tuyển dụng nào đó đề nghị “công việc làm suốt đời” sẽ khiến họ chạy mất dép. Thực sự, 2 trong số 3 người Anh không cảm nhận được sự trung thành tận tụy đối với công ty hiện tại của họ. Và 6/10 người Anh khẳng định họ luôn để mắt tìm kiếm những cơ hội làm việc mới, trong khi 30% thì luôn tích cực tìm kiếm cho một công việc tốt hơn.
Hơn 50% người đã từng trải qua 4 năm làm việc tại công ty hiện tại, nhưng 1 trong 5 người đó luôn cảm thấy không thoải mãn hoăc không có thử thách trong vị trị làm việc của họ. 1/5 cảm thấy họ có nhiều tham vọng hơn công việc hiện tại của họ cho phép và tin rằng công ty họ làm đang bị trì trệ.
60% nói rằng họ không có giấc mơ sự nghiệp nào để hướng đến
Chỉ có 18% yêu thích công việc hiện tại. Mặc dù có những yêu cầu cao nhưng họ dường như không rõ ràng về con đường mà họ nên đi – 60% nói rằng họ không có giấc mơ sự nghiệp nào để hướng đến. Và đối với những người đang theo đuổi giấc mơ, ¼ bị tin rằng họ sẽ đạt được điều đó, nhưng 1/3 bi quan nghĩ họ sẽ không có cơ hội nào cả.
Việc có con buộc 6/10 người mẹ trẻ đặt câu hỏi về nghề nghiệp khi họ quay trở lại công việc, với 1/5 tuyên bố điều này đã thay đổi định hướng nghề nghiệp và công việc họ đang tìm kiếm bấy lâu.
Trong khi đó, bằng đại học chẳng có ý nghĩa gì trong việc theo đuổi những công việc hạnh phúc, chỉ 2/10 người tốt nghiệp công nhận bằng đại học khiến họ khác biệt với những người khác, và hầu hết cho biết năng lực và kinh nghiệm là thứ mà được xây dựng từ môi trường công việc.
Tuy nhiên hơn 50% phản hồi nói họ sẽ cân nhắc việc đào tạo lại một số kiến thức để thay đổi nghề nghiệp. Chính vì vậy, ta thấy nhiều hiện tượng lấn sân trái ngành hoặc đi học bổ trợ kiến thức đang xảy ra hiện nay khi một số lĩnh vực bị cho là bão hòa.
Một nhân viên đã phát biểu ý kiến: “Nếu bạn không ra đi, bạn sẽ không nhận được bất kì lời cảm ơn nào cho sự trung thành của bạn. Ngược lại, bạn sẽ bị kỳ vọng phải làm thế nào đó để tăng doanh thu thêm 2%/năm. Bạn chỉ nhận được lương như mức bạn kỳ vọng bởi việc cất bước ra đi. 5 năm là một khoảng thời gian làm việc quá dài.”
Cỏ vẻ như việc ngồi yên tại một công ty theo kiểu “sống lâu lên lão làng” ngày xưa đã không còn thịnh hành trong thời đại mới. Cơ cấu dịch chuyển công việc ngày càng cao thì càng đòi hỏi người lao động phải trang bị nhiều kỹ năng và kiến thức hơn để khộng bị lỗi thời.
Hướng Viễn (Theo DailyMail)
Nguồn: thebox.vn