2012/07/26

Đừng đổ lỗi thảm họa Fukushima cho... văn hóa Nhật Bản

Đổ lỗi cho văn hóa chỉ là cái cớ cuối cùng mà thôi. Nếu văn hóa có thể giải thích cho hành vi, thì sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm gì cả. Điều này được khẳng định một lần nữa khi báo cáo kết luận rằng kết quả sẽ hoàn toàn tương tự nếu là những người khác chịu trách nhiệm. 


Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi xảy ra thảm kịch làm phá hủy khu vực Tohoku của Nhật Bản. Trận động đất lớn và sóng thần dữ dội đã làm 20.000 người chết và mất tích, hàng trăm ngàn người vô gia cư. Kết quả, thảm họa nguyên tử Fukushima được xếp vào một trong những thảm họa tồi tệ nhất, sánh ngang với vụ Chernobyl. 



Thảm họa tự nhiên và... "nhân tạo"? 



Thảm kịch ấy đòi hỏi cần phải có 1 cách giải quyết vấn đề mang tính hành động nhanh chóng,1 phản ứng tức thời, và Chính phủ Nhật đã không đáp ứng được thách thức này. Sự thiếu năng lực của nhà cầm quyền là 1 trong những nguyên nhân được nêu ra trong báo cáo của Ủy ban độc lập về tai nạn nguyên tử Fukushima. 



Kết luận cuối cùng của báo cáo, đây không phải là một thảm họa tự nhiên mà là một thảm họa nhân tạo sâu sắc- lẽ ra đã có thể và cần phải được lường trước và ngăn chặn. Tác hại của nó đã có thể được giảm nhẹ bằng những phản ứng có hiệu quả hơn của con người. 



Báo cáo cũng chỉ ra những thiếu sót của Tepco, của công ty điện lực chạy nhà máy điện Fukushima, những quan chức với trách nhiệm chính điều hành ngành công nghiệp hạt nhân và cả Chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan. 



Nó mô tả 1 thứ văn hóa thông đồng bên trong "làng hạt nhân" Nhật Bản, đặt lợi ích của những nhà sản xuất điện lên trên cả sự an toàn của cộng đồng và cố ý lờ đi những rủi ro về 1 tai nạn hạt nhân lớn ở 1 quốc gia rất dễ bị động đất. 



Tuy nhiên nếu ai muốn đổ lỗi thông qua những trang nghiên cứu này thì vô ích! Nó chỉ ra rất nhiều cá nhân và tổ chức để chỉ trích gay gắt, nhưng mục tiêu không phải là để đổ lỗi. Tại sao không? Bởi vì, Ủy ban kết luận: "Đây là một thảm họa của Nhật Bản". 



Mục đích cơ bản của báo cáo này là để nhìn ra những quy ước đã ăn sâu cố hữu trong văn hóa Nhật Bản: Sự phục tùng như một phản xạ tự nhiên, sự miễn cưỡng phải đặt câu hỏi đối với nhà cầm quyền, sự tận tụy để hòa mình vào công việc, chủ nghĩa phe nhóm, và sự tách biệt.

Nếu bất cứ người Nhật nào ở trong hoàn cảnh phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn này, kết quả có lẽ cũng đều sẽ giống nhau. 



Tôi cầu xin chúng ta hãy nghĩ khác đi. Nếu ông Kan không cố xông vào trụ sở của Tepco và cố gắng thực hiện 1 số quyền vượt qua cả khuôn khổ cho phép về chuyên môn, tình hình có thể đã tồi tệ hơn thế rất nhiều.


Đừng đổ lỗi thảm họa Fukushima cho... văn hóa Nhật Bản


Nếu Chủ tịch Tepco có nhiều thẩm quyền hơn, thông tin liên lạc với Văn phòng Thủ tướng lẽ ra đã tốt hơn. Đặc biệt, 1 trong những người hùng trong câu chuyện Fukushima là Masao Yoshida, Giám đốc nhà máy điện, người đã không tuân theo lệnh cấm sử dụng nước mặn để làm mát các lò phản ứng. 



Thật kinh ngạc là những nhà quản lý Tepco ngay từ đầu đã bám vào hi vọng rằng 1 ngày nào đó các lò phản ứng sẽ hoạt động trở lại, điều mà sẽ không bao giờ có thể xảy ra một lần nữa khi nước mặn đã được bơm vào. 



Văn hóa- cái cớ cuối cùng! 



Đổ lỗi cho văn hóa chỉ là cái cớ cuối cùng mà thôi. Nếu văn hóa có thể giải thích cho hành vi, thì sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm gì cả. Điều này được khẳng định một lần nữa khi báo cáo kết luận rằng kết quả sẽ hoàn toàn tương tự nếu là những người khác chịu trách nhiệm. 



Văn hóa không giải thích được cho thảm họa Fukushima. Người ta có quyền lựa chọn, vấn đề là họ lựa chọn cái gì, chứ không phải bối cảnh văn hóa mà họ thực hiện. Nếu sự tuân lệnh nhà cầm quyền là 1 nét đã ăn sâu trong văn hóa Nhật Bản, thì làm sao 1 nhóm những người Nhật có thể viết một bản báo cáo không những mang tính chất vấn, mà còn chỉ trích gay gắt nhà cầm quyền. 



Hành động này có thể minh chứng cho bất cứ điều gì ngoại trừ ví dụ về sự tuân thủ cố hữu? Cuộc tranh cãi về văn hóa chỉ là bề nổi mà thôi. 



Thủ tướng Noda đã hứa sẽ thành lập 1 ủy ban pháp quy mới độc lập về hạt nhân và sẽ hoạt động từ tháng 4 năm nay. Hạ viện Quốc hội cuối cùng đã thông qua dự luật về ủy ban này cuối tuần trước. 



Chính phủ quyết định đi trước và tái khởi động lại 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện phục vụ cho Osaka và xung quanh khu vực này bất chấp sự phản đối rộng rãi. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng 51 lò phản ứng hạt nhân khác của Nhật cũng sẽ được đưa ra xem xét cho tới khi ủy ban này được thành lập và những tiêu chuẩn an toàn hơn được công bố. Văn hóa không giải thích cho phản ứng chậm chạp này, nhưng chính trị thì có thể giải thích được điều ấy...

Những diễn biến bên trong ngôi làng hạt nhân Nhật Bản đã cho thấy 1 thứ văn hóa đặc thù nhưng không bao giờ là duy nhất người Nhật. 



Nổi bật lên từ báo cáo này là sự tương đồng giữa những nguyên nhân nhân tạo, phản ứng với Fukushima với thứ "văn hóa" đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, sau khi Lehman Brothers sụp đổ, để rồi tiếp tục chống lại những cải cách có ý nghĩa và gán trách nhiệm về thảm họa nhân tạo này cho những cá nhân cụ thể. 



Báo cáo của Ủy ban về thảm họa Fukushima chỉ ra "1 tư duy quản lý theo hướng ưu tiên chi phí công cho những lợi ích của các tổ chức". Vâng, nếu đó là văn hóa của Nhật Bản, thì tất cả chúng ta đều là người Nhật! 



Đồng Thùy (theo Eastasiaforum)

Nguồn: Vietnamnet

Không có nhận xét nào: